Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Hưởng ứng tiếu lâm của anh Sắc: THƠ... CHƯA ĐI

Từng gửi FC.VLC-Berlin, nhưng BBT bạn lo hơi "bạo" quá(!). Vậy xin về vui ở nhà.
"Chưa đi Đồ Sơn" vốn là bài của bộ đội QK3 (có khi tác giả ở trong đội bóng đá QK3 cũng nên?). Gốc là: 
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... đồ thật, không là đồ “sơn”!

Đến thời bao cấp, bàn là Liên Xô mang về sau mỗi lần tập huấn cũng ra tiền cho vợ cho con. Nên có biến tấu:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà,
Đồ nhà bằng cái lá đa
Đồ Sơn bằng cái bàn là Liên Xô


Và nay:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... rau sạch của bà ngoại cho!
(Dù xấu vẫn là "hàng chuẩn", có "xơi" thì không bị thuốc trừ sâu, hóa chất đểu làm cho đẹp mặt rau!).

Thành viên mới

Sáng chủ nhật vừa rồi, Trần Hậu Tuấn (tự Tuấn "khàn"), cựu sinh viên Đại học TDTT Từ Sơn đầu những năm 1980, nguyên HLV CATP, Công nghiệp Thực phẩm... đã ra tham gia với CLB. Tuấn hiện là nhà sưu tập và phê bình Mỹ thuật, có Gallery 8 Phùng Khắc Khoan Q1 và có trang Web link với chúng ta.
Tuần tới sẽ có Phan Mạnh Hùng, sinh viên Từ Sơn cùng lứa, hiện công tác tại Học viện Hàng không, cũng sẽ góp mặt.
Xin chào mừng Trần Hậu Tuấn và Phan Mạnh Hùng!

Góp mặt: Chuyện sinh đẻ (Sắc TC-QK3)

Chưa có tấm hình nào gửi các anh. Hôm nay có một chuyện vui gửi blog, cùng chia sẻ với anh em 'lão tướng' mình!
Một người Kinh, làm trong Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình, lên công tác miền núi. Gặp vợ chồng A Pó mới 25 tuổi, nhưng đã có tới 6 đứa con. Anh ta chê: “Chúng mày kém, nghèo mà đẻ lắm. Chả bằng một góc người Kinh”.
Bị chạm tự ái, A Pó bảo vợ: “Tao với mày tối nay phải đến nhà thằng giáo viên người Kinh xem nó "ấy" vợ nó thế nào mà dám bảo, mình không bằng một góc của nó”.
Tối đến, A Pó cùng vợ rình nhà giáo viên người Kinh. Nhà sàn hơi cao, A Pó không nhìn thấy gì bèn bảo vợ đứng lên trên lưng mình để xem. Vài phút sau, vợ A Pó trèo xuống, mặt hơi đỏ. A Pó hỏi: “Thế nào? Mày thấy gì không?”. Chị vợ thèn thẹn lắc đầu: “Vợ chồng ông giáo ấy cũng thế. Chả khác gì lúc mình ấy tôi cả”.
A Pó tức lắm, lầm bầm: “Thằng kia đã bảo khác là khác. Để ông đứng trên vai mày ông xem”. Năm phút sau, A Pó trèo xuống đất, mặt xanh mét, chân tay run lẩy bẩy. Vợ lấy làm lạ lắm, nhưng không dám hỏi.
Trên đường về, A Pó rỉ tai vợ:
– Thôi, mình nghèo cũng được, đẻ nhiều cũng được, chứ tao không bắt chước bọn người Kinh đâu. Chúng nó ấy nhau xong… lột da “thằng nhỏ” vứt vào sọt rác. Đau lắm, tao chịu thua.

Chuyện thủ môn Cung

Đội năng khiếu TDTT Hải phòng. Anh Cung(áo đậm, ngồi giữa)
Là học sinh miền Nam, anh Cung được gọi về Thể Công trước cánh Đẻn, Phúc, Nhật... Tập được vài ba năm, đến 1968 thì trên cho đi học Trung cấp Thông tin ở Hà Bắc. Tại đây là nòng cốt đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ và gặp được thầy Lê Khôi, vừa học ở TQ về. Thầy Khôi chơi bóng đá giữ vị trí thủ môn, riêng bóng chuyền và bóng rổ thì là sở trường. Thầy từng chơi ở đội Trường Giao thông Thượng Hải mà. Thầy trò cạ nhau.
Trưa qua ngồi Gold Malt, vô tình nói chuyện "hậu Thể Công" mà biết anh có quan hệ với thầy Khôi và hàng chục năm nay không gặp. Chập máy cho anh nói chuyện. Sau anh khoe: Bao nhiêu năm mà anh em, thầy trò vẫn nhận ra nhau. Quý quá! Vậy đúng là quả đất tròn!

Mở kho mới (KQ)

Anh Minh "hề", cựu cầu thủ Thể Công và QK3, vừa tặng CLB CCTQĐ loạt ảnh năm 1969 khi đi tập huấn ở Hung. Nào ảnh chụp cả đoàn tại thành Eghe, bên sông Đa-nuýp; nào ảnh dạo chơi phố Buda...
Thể Công sang tập huấn ở Hung 1969.
Ai cũng nhớ, do những đợt tập huấn này mà nhiều cầu thủ trưởng thành vượt bậc. Trước đó Khánh, Giáp, Nhật đá chán lắm, thậm chí Giáp định cho về làm thủ môn. Đẻn dường như không đạt tiêu chuẩn... Vậy mà sau đợt học tập,  Khánh, Giáp, Nhật đá khác hẳn, bật lên...
Xin cả ơn anh! Mong các cựu cầu thủ QĐ sẽ "móc hầu bao" riêng đưa nhiều tư liệu ra làm của chung!

Vị tướng được lính quý mến

Đó là ông Nguyễn Hữu Sở, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng QK3. Tư lệnh Đặng Kinh và Chính ủy Nguyễn Quyết cũng quan tâm nhưng ít, riêng ông Sở thì khác.
Ngày đó ông Sở là trung tá, Trưởng phòng Quân huấn QK. Cục Quân huấn ngày đó rất chú trọng việc phát triển phong trào bóng đá và xây dựng đội bóng các QK nên nhiều cầu thủ sau thời gian huấn luyện ở Thể Công được tăng cường cho các đơn vị. Hiểu vấn đề này, ông Sở cũng rất  quan tâm đến anh em. Lần nào xuống thăm đội bóng, ông không vào ban chỉ huy đội (ông bảo: "Có gì thì để khi làm việc") mà vào thẳng nơi anh em ăn nghỉ. Ông thăm hỏi: ăn uống thế nào? vợ thằng này thế nào? con cái ra sao? Mà lạ là thuộc tên từng thằng, cả vợ con.
Cuối năm rồi, các anh Thắng, Minh, Xuân ra dự 50 năm thành lập QK3, có đến thăm ông. Ông bị tai biến và phải ngồi xe lăn. Ông chỉ vào các cựu cầu thủ QK3, nói:
- Những anh này mới là người giữ màu cờ sắc áo cho QK!
Chỉ ít ngày sau ông đi nhưng kỉ niệm với ông thì nhớ mãi.