Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Học văn hóa, không đâu như Thể Công (Minh "xề")

Năm 1965, đoàn Thể Công tuyển lứa cầu thủ trẻ từ 13, 14 đến 16, 17 tuổi, cho tập rồi chọn cho 4 đội (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, thể dục dụng cụ). Nhưng trình độ văn hóa không đồng đều, có em chỉ mới học lớp 5, lớp 6; có anh đã lớp 9, lớp 10. Vậy là BTTM quyết định dạy cả văn hóa cho cầu thủ trẻ.  "Chơi thể thao không chỉ bằng tay chân, cơ bắp mà phải bằng cái đầu, phải có văn hóa. Vì vậy vào đây các em phải tiếp tục học hết chương trình phổ thông. Và đá bóng cũng chỉ có thời; sau khi giải nghệ các em còn phải học lấy 1 cái nghề. Không có văn hóa thì không học được gì cả", các cụ nói vậy để động viên anh em học tập.


BTTM cử các thầy từ Trường VHQĐ về dạy. Các thầy Đồng, Thanh... ăn, ngủ cùng đội. Sáng, chiều thì luyện tập chuyên môn; tối về học văn hóa. Có nhiều lớp khác nhau. Đi sơ tán thì làm gì có điện, chỉ thắp cái đèn dầu tù mù mà học. Năm đó, đoàn còn cử tôi đi thi học sinh giỏi Toán ở huyện Hoài Đức.

Đúng là không đâu như Thể Công!
Năm 1967, đội bóng Thể Công sang tập huấn ở Triều Tiên. Lần này kéo dài đúng 1 năm và các thầy dạy văn hóa không được theo cùng. Vậy là cụ Quýnh ra quy định mới, những anh lớp trên phải dạy cho anh lớp dưới vì bỏ học bẵng đi 1 năm sẽ quên hết kiến thức. Vậy là sau giờ luyện tập lại lên lớp. "Thầy giáo" là 5 học sinh đang học chương trình lớp 10: Minh (dạy toán), Nguyễn Trọng Giáp (dạy Hóa), Hưng (dạy Lý), Phú, Sắc. Còn trò là các bạn đang học lớp 6: Mỵ, Gia, Thái (thủ môn), Cầu "điên", Dũng "béo", Mộc... hơn chục người. Còn anh em lớp 7, lớp 8 thì được tự ôn.
Đây là kỉ niệm đẹp và đặc biệt chỉ Thể Công mới có!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.