Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

"Hồi ký về Thể Công" của Đại tá Ngô Xuân Quýnh

  1. Hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh

    I/ Thể Công có vị cứu tinh

    Định mệnh

    Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đưa máy bay ném bom TP Hạ Long với lý do “trả đũa việc tàu thủy QĐNDVN đánh chiến hạm Mađoc của Mỹ đậu ở vịnh Bắc Bộ” dựng chuyện, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc. Âm mưu của địch đã rõ: Tấn công nhằm hạn chế sự tiếp viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam.

    Mặc dù vẫn hoạt động bình thường tại khu vực sân Cột Cờ nhưng Thể Công đã bắt đầu tinh thần sẵn sàng hoạt động theo thời chiến.

    Tháng 2/1965, tình hình rất căng thẳng. Chiến sự lan rộng. Hệ thống công tác TDTT trong quân đội giải thể, Phòng TDTT Quân đội thuộc Cục Quân huấn không còn, các cán bộ làm công tác TDTT đều xung phong ra chiến trường. 100% quân số Thể Công viết đơn tình nguyện đi chiến đấu. Ngoài giờ tập thể thao, cán bộ, chiến sỹ, VĐV Thể Công luôn mang ba lô đựng gạch nặng đi lại để quen vai, kể cả khi đi ăn cơm. Mỗi tuần Thể Công có 3 đêm tập hành quân đường dài sẵn sàng chuẩn bị lên đường chiến đấu. Nhiều vận động viên nổi tiếng của Thể Công đã xung phong trở lại đơn vị chiến đấu, đặc biệt là những chiến sỹ quê ở Nam Bộ trước đây tập kết ra Bắc, trong đó có các danh thủ bóng đá như tiền đạo cánh trái Huỳnh Văn Len, Nguyễn Thành Út (Út Lào), tiền vệ Hà Hiển, tiền đạo và sau này là Liệt sỹ Anh hùng QĐNDVN Phạm Ngọc Khánh… Thể Công với tư thế sẵn sàng chiến đấu đã nhận đủ vũ khí, trang bị biên chế như một đơn vị bộ binh… Tất cả những ai có gia đình ở Hà Nội đều chuẩn bị cho chuyến đi xa hướng về tiền tuyến phía Nam.

    Ở Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc, các cơ quan, nhà máy, các Đoàn Văn hoá, nghệ thuật… sơ tán khỏi thành phố, những hoạt động thi đấu thể thao tạm lắng hoặc chuyển về các vùng nông thôn. Trường Huấn luyện Kỹ thuật TDTT TW, nơi tập trung các vận động viên hàng đầu làm nhiệm vụ Quốc gia giải thể… Số phận của Thể Công (Đoàn TDTT Quân đội) dường như đã được quyết định theo hướng Trường Huấn luyện. Mặc dù buồn lo vì sự xa cách có thể diễn ra nay mai, nhưng không một ai tỏ ra chán nản, ngược lại tinh thần sẵn sàng xung phong ra tiền tuyến chiến đấu luôn sôi nổi và đầy khí thế. Đọ sức với tên Đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, chiến tranh sẽ ác liệt, gian khổ và không biết sẽ kéo dài bao lâu nên việc cấp trên dự định giải thể Thể Công là điều hoàn toàn có cơ sở…

    Một buổi chiều, Trung úy Ngô Xuân Quýnh (thời gian này vừa đi học ở Liên Xô trở về) vừa đạp xe từ Nam Định về thì gặp Trường đoàn, Bí thư Chi bộ Thể Công lúc ấy – Đại úy Hồ Quang Quới ngay tại Cổng thành Cửa Nam.

    Mời Trung uý Quýnh về nhà ở khu Tập thể 1A Hoàng Văn Thụ, chưa kịp uống nước, Đại uý Quới đã thông báo với vẻ mặt rất căng thẳng:

    - Tôi vừa nghe tin, có thể sẽ giải thể Đoàn Thể Công. Trên đang xem xét nhưng phương án duy trì là khó. Anh là người đầu tiên tôi báo tin này, đề nghị giữ kín, nhưng cần tính toán gấp kẻo không kịp. Anh nghĩ sao?

    - Cảm ơn anh đã tin tôi - Suy nghĩ một lát, ông Quýnh nói - Việc gấp đấy, nhưng không phải chỉ tỏ rõ quan điểm mà cái chính bây giờ là phải tìm ra phương án nào khả dĩ thuyết phục cấp trên duy trì Thể Công. Cá nhân chúng ta đâu có sợ ra trận. Chúng ta đã tình nguyện tòng quân từ những ngày đầu chống Pháp cơ mà. Chúng ta cũng không phải vô dụng khi cùng với Đoàn Thể Công duy trì và phát triển. 10 năm rồi, Thể Công đã có vị trí thích đáng trong lòng người hâm mộ, quân đội và nhân dân. Cấp trên chắc chắn không đánh giá là chúng ta bám lấy Thể Công để tránh bom đạn. Vấn đề là phải làm rõ: Tại sao nên duy trì Thể Công? Duy trì bằng cách nào trong thời chiến này và có giữ được để phát triển không? Đề nghị anh nên mời một số anh em có tâm huyết, có trình độ bàn bạc, trao đổi ngay đêm nay…

    Vì cán bộ đang phân tán nên các ông mời thêm Thượng úy Pham Tất Thắng, cựu cầu thủ Thể Công cũng vừa học Liên Xô trở về tham gia thảo luận. Đúng 19 giờ 30 ngày 16/2/1965 tại phòng làm việc của Trưởng Đoàn Thể Công (sân Cột Cờ Hà Nội) các ông Hồ Quang Quới, Phạm Tất Thắng, Ngô Xuân Quýnh thảo luận tìm giải pháp duy trì Thể Công. Không né tránh, giữ ý, tất cả mọi người đều bộc bạch hết suy nghĩ tâm huyết của mình, tranh luận, phản biện rồi đi đến thống nhất lập luận vì sao nên duy trì Thể Công. Họ nhớ đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và chỉ thị của ông ngày đầu thành lập “Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu giỏi mà còn là đội quân có khả năng vận động quần chúng hoàn thành các nhiệm vụ khác. Thời chiến, người ta biết đến QĐNDVN anh hùng qua những chiến thắng lẫy lừng nhưng ở thời bình, người ta đánh giá qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT. Các chiến sỹ Thể Công cần phải phấn đấu thi đấu thật hay, giành chiến thắng được quần chúng ngưỡng mộ, đó là cách tốt nhất để vận động quần chúng đến với cách mạng…”. 10 năm qua Thể Công đã phấn đấu có vị trí trong lòng lãnh đạo, quân đội được nhân dân tin yêu, bây giờ giải tán thì tiếc lắm. Mà giải tán thì chỉ một chữ ký và 5 phút. Xong! Nhưng khi cần xây dựng lại thì biết mất bao nhiêu năm? Và lúc đã tản mát rồi làm lại thì khó lắm… Nhưng duy trì thì ở đâu? Xây dựng và hoạt động thế nào trong chiến tranh… thì bí! Nêu ra phản biện tranh luận, càng bí. Phải tìm gặp các đồng chí lãnh đạo Bộ thôi …

    Lập luận thì như vậy nhưng biết gặp ai để trình bày cũng là cả một sự tính toán trong lúc lãnh đạo Bộ đang ngày đêm tập trung chỉ đạo chuẩn bị chiến đấu chống Mỹ? Phương án nào cũng có thể trình bày được nhưng đều phải trình Bộ duyệt, mà đã có chỉ thị ngừng hoạt động TDTT rồi thì Bộ dễ quyết giải thể lắm. Vấn đề là cần phải tìm ra được đường đi cho đúng. Ông Quýnh nêu ý kiến xin gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhưng lại được tin ông đã được Bác cử vào Nam công tác rồi. “Hay xin gặp đồng chí Hoàng Văn Thái? Ông Quới có ý kiến: “Hay ta về với Việt Bắc, vừa an toàn hơn”… Ba đêm liên tiếp thức trắng, “Bộ tham mưu” Thể Công vẫn chưa tìm được lối đi…

    Song, mảnh đất thuộc SVĐ Cột Cờ vốn thiêng liêng và thần thánh đã phù hộ Thể Công hơn 10 năm trưởng thành, nay một lần nữa tiếp tục che chở cho Thể Công. Đúng lúc việc giải tán Thể Công chỉ còn thiếu một chữ ký, một vị tướng đột nhiên xuất hiện tại sân Cột Cờ! Ông chính là vị cứu tinh của Thể Công…

    Lời hứa Thể Công

    Chiều thứ Bảy tuần ấy, Thể Công đấu tập với TC Đường Sắt. Chúng tôi (tất cả ban lãnh đạo và cán bộ) đều có mặt theo dõi trận đấu trên sân Cột Cờ. Cuối hiệp 1, một chiến sỹ cảnh vệ chạy đến: “Báo cáo thủ trưởng, có một vị tướng đến sân xem đá bóng, chúng tôi mời lên khán đài A nhưng không chịu. Ông cứ đứng xem ở góc sân và nói chuyện với mọi người…

    Tôi và anh Hồ Quang Quới vội chạy ra và gần như đồng thanh reo lên: “Ôi, anh Bằng!” và giơ tay lên vành mũ chào. Vâng đúng, đó là Thiếu tướng Bằng Giang. Ông nheo mắt cười để lộ mấy chiếc răng vàng rất ấn tượng và kéo chúng tôi ra bên khán đài B vừa xem vừa nói chuyện… Chúng tôi nẩy ý định báo cáo vấn đề Thể Công với ông. Ông tỏ vẻ vui lòng và hẹn chiều mai họp ở Bộ xong sẽ đến và nghe “chuyện Thể Công” (dù Ông chưa biết đó là chuyện gì).

    15 giờ chiều Chủ nhật, Thiếu tướng Bằng Giang đến. Cả ba chúng tôi (Quới, Quýnh, Thắng) đã sẵn sàng, chuẩn bị kỹ những nội dung cụ thể trước khi làm việc tại Văn phòng Thể Công. Vừa ngồi xuống ghế, Thiếu tướng đã xởi lởi: “Nào, có gì về Thể Công mà các cậu đang bí nào? Tớ sẵn sàng nghe và góp ý kiến…”.

    Anh Quới báo cáo, tôi và anh Thắng bổ sung, nói rõ tâm tư, tình cảm và quyết tâm muốn kiến nghị Bộ duy trì Đoàn Thể Công.

    Nghe chúng tôi rất chăm chú, Thiếu tướng Bằng Giang tỏ vẻ thông cảm...Gõ gõ ngón tay xuống bàn hồi lâu, ông im lặng suy nghĩ. Ông hỏi “Ý anh Vũ thế nào?” (Thiếu tướng Vương Thừa Vũ khi ấy là Phó Tổng Tham mưu trưởng, phụ trách huấn luyện, chịu trách nhiệm chỉ đạo Cục Quân huấn trong đó có Thể Công). Đại uý Hồ Quang Quới đáp “Dạ, chúng tôi cũng chưa rõ ạ”.

    Thiếu tướng trầm tư:

    - Hay là Thể Công lên trực thuộc Trường Lục Quân? (Tướng Bằng Giang khi ấy là Hiệu trưởng Trường SQLQ) Các cậu thấy được không? Lên Sơn Tây, thắng Mỹ lại về!

    - Có lẽ cũng là một phương án hay mà chúng em chưa hề nghĩ đến.

    - Phải có 2 việc cần làm ngay: Một là phải được Bộ cho phép, đồng ý; Hai là được Hiệu Uỷ Trường SQLQ ủng hộ… Để mình tính thêm.

    Suy nghĩ một lát, Thiếu tướng nói:

    - Có lẽ sáng mai, sau khi họp, mình thăm dò ý kiến Ông Vũ xem sao đã. Ông ấy rất tin và quý mình nhưng lỹ lẽ phải thuyết phục thì Ông ấy mới chịu và chỉ có lỹ lẽ đúng thì Ông ấy mới trình bày với Bộ để xem xét. Các cậu phải chuẩn bị ngay cho mình một báo cáo ngắn, nêu rõ lý do tại sao nên duy trì Thể Công lúc này? Có thể giữ được không? Bằng cách nào? Triển vọng của nó? Cứ coi như Trường SQLQ sẵn sàng đón nhận. Thế nhé, làm ngay. Lúc 7 giờ sáng mai trên đường đi họp, mình sẽ ghé qua đây lấy văn bản. Viết tay cũng được. Kết quả ra sao, sau khi gặp ông Vũ mình sẽ thông báo.

    Vừa mừng vừa hồi hộp, chúng tôi bàn nhau thực hiện ngay ý kiến của Tướng Bằng Giang. Tôi được phân công chấp bút văn bản ngay trong đêm. 5 giờ 30 phút sáng hôm sau họp thông qua, bổ sung sửa chữa trước khi gửi.

    Nói thì dễ mà viết thì sao mà khó thế. Tôi đánh vật với chưa đầy 2 trang giấy mà đến gần 2 giờ sáng mới xong. Nội dung chính như sau:
    “Năm 1954, sau khi hoà bình lập lại, đất nước và quân đội ta bước vào giai đoạn cách mạng mới. Do tình hình đòi hỏi, Thể Công được thành lập như một binh chủng mới của thời bình và Thể Công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành ngọn cờ đầu của nền TDTT mới, dẫn dắt phong trào TDTT toàn quân và toàn quốc, là nòng cốt trong các ĐTQG, đi tiên phong trong các hoạt động thể thao quốc tế, ghi nhiều thành tích vẻ vang, được quân đội và nhân dân yêu thương, lãnh đạo tin cậy.

    Hiện tại, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ khốc liệt, các hoạt động thể thao sẽ gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Đảng ta chủ trương” vừa chiến đấu, vừa xây dựng”, với tinh thần ấy, cả nước chuyển sang thời chiến nhưng vẫn ra sức xây dựng, sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động về chính trị, văn hoá, xã hội… xây dựng hậu phương Miền Bắc vững mạnh toàn diện để đóng góp sức người, sức của nhiều hơn, cùng tiền tuyến Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Theo tinh thần ấy, các hoạt động TDTT đối nội, đối ngoại sẽ không ngưng trệ. Thể Công nên được duy trì nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên.

    Để thích nghi với thời chiến, Thể Công sẽ thu gọn lại về tổ chức, nhân sự, từng bước chuyển về sinh hoạt và tập luyện ở xa các đô thị lớn, tổ chức các hoạt động sát với thực tiễn, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển sau chiến thắng. Kiến nghị Bộ tạm thời giao Thể Công về một Quân khu hoặc Nhà trường quản ly, giúp Bộ tập trung chỉ đạo chiến đấu… Hướng cơ bản: Trực thuộc Trường SQLQ…”.

    6 giờ sáng, văn bản được thông qua, 7 giờ Thiếu tướng Bằng Giang đến. Ông đọc chăm chú và gật đầu đồng ý. Tiễn Ông lên xe chúng tôi hồi hộp chờ đợi… 17h giờ cùng ngày, Tướng Bằng Giang ào vào như một cơn gió, Ông vui mừng thông báo:

    - Tốt rồi! Anh Vũ (tướng Vương Thừa Vũ) sẽ ủng hộ Thể Công! Các cậu biết không, ông Vũ vặn vẹo đủ thứ sau khi đã nghe tớ trình bày văn bản của các cậu. Ông nêu lên những vấn đề chỉ đạo rất sắc sảo và thực tiễn mang tính chiến lược về Thể Công e rằng Trường SQLQ khó có thể đảm nhận và hoàn thành chu đáo. Tướng Vương Thừa Vũ không hề muốn giải thể Thể Công nhưng băn khoăn là việc chỉ đạo, xây dựng và hoạt động của đơn vị Thể thao này là chưa có tiền lệ. Tớ kiên quyết: Từ nãy đến giờ, tôi báo cáo anh trên tinh thần trách nhiệm của một cán bộ mê Thể thao khi biết chuyện lên trình bày với thủ trưởng Bộ. Còn bây giờ tôi xin hứa: Nếu Bộ cho phép, tôi sẽ thay mặt Bộ quản lý Thể Công để khi ta thắng Mỹ, tôi sẽ nộp về Bộ một Thể Công mạnh hơn bây giờ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những yêu cầu cao hơn. Anh tin đi, nếu Lục Quân của Anh Lê Thiết Hùng và anh Trần Tử Bình (Các Tướng từng là Hiệu trưởng SQLQ) đã góp những hạt nhân đầu tiên với 23 đồng chí làm nòng cốt cho Thể Công năm 1954 thì tôi xin làm sự tiếp nối. Sau chiến thắng giặc Mỹ, sẽ có một Thể Công ở tầm cao mới!”.

    (Trích hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh)
  2. #9
    Super Moderator Avatar của ducphong
    Tham gia
    03-12-2010
    Bài gửi
    1.049
    II/ Thể Công trong chiến tranh chống Mỹ

    Tướng Bằng Giang vốn là người Kinh, song vì hoạt động ở miền núi nhiều, vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh như người dân tộc nên nhiều người lầm tưởng ông thuộc dân tộc thiểu số. Thời còn trẻ, do tiếp xúc nhiều với giới thanh niên chơi thể thao, bóng đá nên ông rất hiểu và yêu môn thể thao này...

    Tướng Nguyễn Chí Thanh và tướng Bằng Giang nhiều lần dặn dò các cầu thủ Thể Công: “Không có hình thức nào tuyên truyền vận động quần chúng thuận lợi bằng thể thao, đặc biệt là bóng đá. Các cậu cứ đá cho hay, cho giỏi thì việc tập hợp quần chúng thật dễ dàng…”.

    Trở lại câu chuyện Tướng Bằng Giang sau khi gặp Phó Tổng Tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ về gặp chúng tôi (Lãnh đạo Đoàn Thể Công) thật phấn khởi, ông kể thêm:

    - Nghe tôi mạnh dạn hứa “Lục Quân sau đánh Mỹ sẽ “nộp” về Bộ một Thể Công ở tầm cao mới!”, ông Vũ cười: “Thôi đi ông! Chẳng ai mê bóng đá như ông, tôi biết rồi, nhưng phải suy nghĩ thêm và xin ý kiến cấp trên đã”. Tớ liền tấn công: “Tôi với ông hồi cùng trong Bộ Tư lệnh, chưa bao giờ có ý kiến khác nhau. Ông tin tôi đi, cấp trên có hỏi, ông cứ nói: “Bằng Giang xin nhận đấy !”. Đã sống, chiến đấu và làm việc với nhau từ lâu, ông Vũ rất ủng hộ ý kiến của chúng mình. Lúc chia tay nhau, có vẻ Phó Tổng Tham mưu trưởng rất phấn chấn. Ông ít khi cười nhưng lần này mình thấy ông cười rất vui, chắc có thể “xuôi” đấy. Bây giờ là việc nội bộ. Tôi sẽ về Lục quân để thuyết phục các đồng chí Hiệu ủy, trước tiên là bàn với đại tá Chính ủy Lê Tự Đồng. Trước tình hình mới, Nhà trường cũng nhận nhiều nhiệm vụ nặng nề lắm! Thôi chào, tớ đi đây!”

    Ông tạm biệt chúng tôi sôi nổi như khi gặp. Tôi hiểu, Thiếu tướng đang quyết tâm giúp Thể Công với tinh thần trách nhiệm của một cán bộ cao cấp yêu thể thao và sẵn sàng đóng góp tất cả mọi khả năng mình có cho nền Thể thao Quân đội và đất nước!

    Một tuần lễ sau, Thiếu tướng Hiệu trưởng Trường SQLQ Việt Nam Bằng Giang cho trợ lý đưa thư tới Ban lãnh đạo Đoàn Thể Công. Bức thư vắn tắt “Chính ủy Lê Tự Đồng và toàn thể Hiệu ủy đã ủng hộ phương án nhận Thể Công. Tôi sẽ lên xin ý kiến anh Vương Thừa Vũ lần cuối. Chắc chắn có kết quả. Các đồng chí chuẩn bị các bước tiếp theo”…

    Đầu tháng 5/1965, Thượng tá Hồ Quang Hóa, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thay mặt Bộ Tổng Tham mưu phổ biến mệnh lệnh: “Đoàn Thể Công chuẩn bị sau 5 ngày toàn đoàn hành quân bộ lên Công trường 50 (Biệt danh thời chiến của Trường SQLQ) chỉ để lại một bộ phận nhỏ trông nom doanh trại (sân VĐ Cột Cờ)”.

    Đúng thời gian quy định, toàn thể cán bộ, chiến sỹ Thể Công tổ chức thành đội hình từng đội, xếp hàng hành quân bộ. Một số cán bộ dắt theo xe đạp để thồ quân trang quân dụng. Không theo đường quốc lộ, chúng tôi đi theo hướng Cầu Giấy - Trạm Trôi - Yên Sở qua Sông Đáy - Thạch Thất - Công trường 50 (Tùng Thiện) Sơn Tây. Hành quân bộ giữa mùa Hè nóng bỏng, đường xa với gần 50km, mặc dù chỉ quen tập luyện trên sân bãi nhưng tất cả các chiến sỹ Thể Công đã đi đến nơi về đến chốn. Gần 10 tiếng đồng hồ sau, tất cả đều có mặt tại doanh trại. Thể Công đã bắt nhịp với cuộc sống thời chiến… Ngay ngày hôm sau các đội đã bắt đầu tập luyện. Các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ có sân bãi tập luyện thuận lợi ngay vì Trường SQLQ có cơ sở vật chất sân bãi tập luyện khá tốt. Riêng Thể dục dụng cụ phải củng cố ít nhiều…

    Cuối tháng 6/1965, Thượng tá Hồ Quang Hóa mang quyết định chính thức chuyển giao Thể Công cho Trường SQLQ bắt đầu từ tháng 7/1965. Về tổ chức, Bộ đồng ý cho Đoàn Thể Công được thu gọn lại. Các đội điền kinh, xe đạp, khung cán bộ tập huấn, bắn súng giải thể, chỉ giữ lại: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ và Thể dục dụng cụ. Cấp trên điều động một số cán bộ ra đơn vị chiến đấu, giải thể đội bóng đá 2 để chuẩn bị cho đợt tuyển quân mới. Bổ nhiệm Ban chỉ huy Đoàn Thể Công mới gồm: Đoàn trưởng Đại úy Hô Quang Quới (người Nam Bộ), Phó Đoàn trưởng Thượng úy Phạm Tất Thắng, Phó chính trị viên Trung úy Ngô Xuân Quýnh.

    Thượng tá Hồ Quang Hóa nói lời tạm biệt: “Từ nay, Đoàn Thể Công sẽ trực thuộc Trường SQLQ, nhưng Cục Quân Huấn luôn luôn coi Đoàn như máu thịt của mình. Chúc các đồng chí yên tâm xây dựng đơn vị tiến lên… Hẹn gặp lại!

    Kể từ những ngày ấy, Đoàn TDTT Quân đội (Thể Công) chính thức mang phiên hiệu “Đoàn TDTT Trường SQLQ” trên mọi giấy tờ giao dịch. Toàn thể cán bộ, HLV, chiến sỹ, VĐV của Đoàn được bố trí ăn nghỉ, tập luyện trong doanh trại Nhà trường, trong sự đón tiếp thân tình chu đáo đầy ngưỡng mộ của lãnh đạo trường cùng toàn thể giáo viên, học viên Trường SQLQ Việt Nam.

    (Trích Hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh)


    III/ Máu đã đổ nhưng Thể Công vẫn tiến lên!

    “Về Trường SQLQVN như về nhà”, đó là câu cửa miệng của các cán bộ chiến sỹ Thể Công những ngày trở lại “Công trường 50”. Không chỉ là xã giao mà điều đó là thật sự nghiêm túc. Bởi trước đấy 11 năm, phần lớn trong số 23 chiến sỹ đầu tiên của Đoàn TDTTQD là những cán bộ, giáo viên ưu tú nhất trong hoạt động thể thao của Trường SQLQ ở 3 môn Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền.

    Với tinh thần ấy, tất cả các cán bộ, HLV, VĐV các môn không ngại khó khăn gian khó, sẵn sàng hòa nhập với nếp sống quân sự chính quy của Trường. Những ngày đầu tiên, các cơ quan của Nhà trường lần lượt xuống làm việc với Đoàn TDTT, cùng tháo gỡ những khó khăn không chỉ về tổ chức, nhân sự mà còn cả về hậu cần, hành chính…để Thể Công luyện tập chuyên môn có hiệu quả Trong sự đùm bọc, thương yêu của Tướng Bằng Giang, Hiệu uỷ và cán bộ, giáo viên chiến sỹ Nhà trường, Thể Công yên tâm phấn đấu rèn luyện mong ngày đất nước chiến thắng để trở lại Cột Cờ và háo hức mong chờ ngày được vào thi đấu trên sân Vườn ông Thượng giữa Sài Gòn giải phóng!

    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Trường SQLQ, Đoàn TDTT tiến hành củng cố tổ chức và lực lượng. Các VĐV lớn tuổi được đi học bổ túc SQLQ, xếp lại đội hình lực lượng các đội vừa đủ để làm nhiệm vụ trước mắt. Một số VĐV được giải quyết theo nguyện vọng: Người đi chiến đấu, người xin giải ngũ. Đoàn tập trung tinh thần vào thực hiện công tác tuyển chọn lực lượng đào tạo dài hạn cho 4 đội Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền và TDDC.

    Để chuẩn bị kiểm tra thể lực và chuyên môn, các HLV các môn của Thể Công đã đi khắp các nơi tìm nhân tài. Cho đến trước tháng 9/1965 đã có trên 300 em tuổi từ 13 đến 17 dự tuyển sơ loại để chuẩn bị tập trung tuyển chọn chính thức. Ngày 9/9/1965 tại doanh trại Trường SQLQ, hơn 100 VĐV trẻ từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An… bắt đầu kế hoạch kiểm tra cụ thể các môn. Tại SVĐ chính của Trường, các cầu thủ bóng đá tương lai phải trải qua các môn thi chạy tốc độ 30m và 100m, kiểm tra kỹ thuật với bóng và thi đấu 2 bên. Ở các sân bóng chuyền, bóng rổ và TDDC cũng thế. Sau đó lần lượt đến khu vực Quân y để kiểm tra sức khỏe. Theo quy định về việc phòng không của Nhà trường, mọi hoạt động phải kết thúc lúc 9h00 sáng - giờ máy bay Mỹ thường xuất hiện - để chuyển về nơi sơ tán. Song đúng thời điểm kết thúc công việc buổi sáng, bất thình lình máy bay Mỹ xuất hiện ném bom vào khu vực Quân y. Đây là khu vực được bao bọc bởi những rừng cây rậm rạp, nhưng những trái bom vô tình quăng bừa bãi vào đây đã gây nên thảm họa: Bác sỹ Lê Thế Tôn - Chủ nhiệm Quân y và 3 nhân viên y tế bị trúng bom và hy sinh tại chỗ. Em Tân, chú bé Hà Nội 13 tuổi, đang kiểm tra sức khỏe chuẩn bị vào đội TDDC đã chết vì mảnh bom! Không những thế, một trái bom nữa của giặc Mỹ đã rơi đúng giữa phòng truyền thống và kho vật chất dụng cụ chuyên môn của Đoàn TDTTQD khiến rất nhiều đồ vật quý giá bị hỏng! Thiệt hại về người và của là rất lớn! Để tránh sự hoang mang lo sợ trong đơn vị, Trường đã chỉ đạo Thể Công làm gấp mấy việc sau: Làm thủ tục chôn cất tử sỹ và lo chính sách với những người bị nạn, hiến máu tập thể (mỗi người 200ml để cứu giúp thương binh). Tổ chức các chuyến ôtô an toàn ngay tối hôm ấy trả các VĐV dự tuyển về tận nhà ở các địa phương hẹn ngày kiểm tra tiếp các nội dung còn thiếu. Thu dọn và ngay trong đêm đưa anh em trong Đoàn ra sơ tán các làng lân cận ngoài khu vực Nhà trường. Khẩn trương và tích cực với tác phong thời chiến, các chiến sỹ VĐV Thể Công đã bỏ ra 3 ngày đêm thực hiện các công việc và đã hoàn thành nhiệm vụ. Thử thách đầu tiên trong chiến tranh của các chiến sỹ Đoàn TDTTQD là như thế. Không ai nao núng, tất cả đã sẵn sàng chiến đấu nếu tình huống Mỹ tiếp tục ném bom khu vực Trường. Kiểm điểm lại ngày bị ném bom, một tổ trực chiến của Đ/C Nhật (VĐV bóng chuyền đội 1) báo cáo đã kịp thời bắn 1 băng đạn trung liên theo hướng máy bay Mỹ, tiếc là không trúng song như vậy cũng rất đáng biểu dương bởi sự cảnh giác của các cầu thủ.

    Chiến tranh đã thực sự đến với Thể Công như thế đó!

    (Xuân Quýnh - Mạnh Hải)


    IV/ Trưởng thành từ ruộng lúa ao bèo

    Vậy là chiến tranh đã đe doạ sự tồn tại của binh chủng Thể thao QĐNDVN ngay từ những ngày đầu tiên Đoàn TDTT Thể Công bắt đầu giai đoạn mới. Ngày 9/9/1965 đau thương có máu và nước mắt rơi như sự kiện đầu tiên thử thách tinh thần các nhà lãnh đạo và chính các chiến sỹ VĐV.

    Vậy là để duy trì sự tồn tại, tiếp tục phát triển chuẩn bị cho tương lai không hề đơn giản. Một câu hỏi được đặt ra: Trước sự phá hoại bằng máy bay ngày càng ác liệt, duy trì việc tập luyện, sinh hoạt thể thao như thế nào đây?

    Ban Chỉ huy Thể Công đang thảo luận với nhau đề tài trên thì đầu tuần được lệnh lên gặp lãnh đạo nhà trường. Thiếu tướng Hiệu trưởng Bằng Giang và Đại tá Chính uỷ Lê Tự Đồng thông báo chỉ thị của Hiệu uỷ: “Đoàn TDTT lập phương án tổ chức lực lượng cụ thể, tìm địa điểm thích hợp bảo đảm đơn vị sinh hoạt, học tập, rèn luyện thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đảng bộ Nhà trường. Dù trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm xây dựng Thể Công vững mạnh. Yêu cầu Ban chỉ huy Thể Công triển khai gấp, cuối tuần báo cáo Thường vụ Hiệu uỷ. Chúng ta cần ổn định tình hình gấp và bắt tay vào công việc, thời gian không chờ đợi!” Ngắn gọn và rõ ràng, nhà trường đã tìm ra hướng đi cho Thể Công. Ngay đêm ấy, tại Đồi Vàng thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông huyện Tùng Thiện Sơn Tây (gần doanh trại nhà trường) nơi Thể Công sơ tán sau trận bom ngày 9/9, Ban chỉ huy Đoàn (Đại uý Trưởng đoàn Hồ Quang Quới, Thượng uý phó TĐ Phạm Tất Thắng và chính trị viên Ngô Xuân Quýnh) họp tới 5 giờ sáng, phân công kế hoạch thực hiện lệnh cấp trên. Ngay sáng hôm sau, hội nghị cán bộ chủ chốt Đoàn TDTT được tiến hành nhằm phổ biến chủ trương cấp trên, thảo luận và tìm các giải pháp. Rất nhiều ý kiến quý giá bổ sung đề án của Ban Chỉ huy. Tóm tắt nội dung cơ bản như sau:

    - Xác định quyết tâm về tư tưởng, dù chiến tranh ác liệt hơn nữa vẫn một lòng quyết tâm xây dựng đơn vị thành công.

    - Xác định việc sơ tán trong dân vùng nông thôn là lâu dài. Giáo dục VĐV thích nghi cách sống cách tập luyện trong điều kiện khó khăn: Đèn dầu, tắm nước ao bèo, giúp dân sản xuất, phòng không, tôn trọng và bảo vệ tín ngưỡng của dân… đồng thời quyết tâm rèn luyện nâng cao thành tích

    - Tìm một khu vực nông thôn kín đáo, xa đường quốc lộ, nhà máy, đô thị… nhưng lại dễ di chuyển, cơ động theo nhiều hướng, không cách xa Hà Nội để tiện tổ chức và có thể tham gia thi đấu khi có điều kiện (vì phần lớn các đội thể thao vẫn ở xung quanh Hà Nội).

    - Tổ chức lấy quân ngay (sau khi đã kiểm tra đợt ngày 9/9), hình thành lực lượng chuẩn bị kế hoạch huấn luyện lâu dài.

    Kế hoạch được Hiệu uỷ nhà trường thông qua ngay. Điều mừng là trong buổi báo cáo hôm ấy, có đầy đủ các đồng chí lãnh đạo cơ quan đầu mối của nhà trường, và Thiếu tướng Bằng Giang đã chỉ thị cho các Phòng Chính trị, Huấn luyện, Hậu cần.. cử cán bộ, giáo viên, cấp ôtô, môtô và các trang thiết bị, vật dụng cần thiết để Thể Công xây dựng nơi ăn ở tốt nhất., bảo đảm “ăn no, đánh thắng”. Các cán bộ nhà trường đều vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ Thể Công ra “ở riêng”. Ban Chỉ huy Thể Công mừng hết chỗ nói!

    Làng Đại Tự – doanh trại mới của Thể Công. Sau một tuần “xắn móng lợn” sục sạo vùng huyện Hoài Đức, Đoàn phó Phạm Tất Thắng và các HLV đã chọn được nơi đóng quân: Làng Đại Tự (Thìa), xã Kim Chung. Nơi đây hội tụ được những vấn đề cơ bản: Xa trục đường QL, kín đáo, xa trận địa phòng không, có đình, chùa với sân rộng, cây cối rậm rạp, giếng nước sạch sẽ… rìa làng có thể xin đất làm sân tập bóng đá… cách Trường HLKTTDTT (Nhổn) chỉ khoảng 30 phút đi bộ, lúc này đang duy trì các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, điền kinh… (năm 1970 mới giải thể). Làng Thìa Đại Tự cách Hà Nội 15km rất thuận lợi cho việc quan hệ với Tổng cục TDTT và các cơ quan, đơn vị thể thao… Không chỉ thế, nơi đóng quân này chỉ cách Hiệu uỷ Trường SQLQ 20km theo đường chim bay rất tiện cho việc xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường.

    Đích thân Tướng Bằng Giang và lãnh đạo nhà trường xuống kiểm tra. Và chỉ 10 ngày sau, các chiến sỹ Thể Công lại bùi ngùi tạm biệt Công trường 50 hành quân về nơi đóng quân mới.

    Một chương mới của Thể Công thời đánh Mỹ thực sự bắt đầu.

    Xuân Quýnh - Mạnh Hải

  3. #10
    Super Moderator Avatar của ducphong
    Tham gia
    03-12-2010
    Bài gửi
    1.049
    II/ Thể Công trong chiến tranh chống Mỹ

    Tướng Bằng Giang vốn là người Kinh, song vì hoạt động ở miền núi nhiều, vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh như người dân tộc nên nhiều người lầm tưởng ông thuộc dân tộc thiểu số. Thời còn trẻ, do tiếp xúc nhiều với giới thanh niên chơi thể thao, bóng đá nên ông rất hiểu và yêu môn thể thao này...

    Tướng Nguyễn Chí Thanh và tướng Bằng Giang nhiều lần dặn dò các cầu thủ Thể Công: “Không có hình thức nào tuyên truyền vận động quần chúng thuận lợi bằng thể thao, đặc biệt là bóng đá. Các cậu cứ đá cho hay, cho giỏi thì việc tập hợp quần chúng thật dễ dàng…”.

    Trở lại câu chuyện Tướng Bằng Giang sau khi gặp Phó Tổng Tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ về gặp chúng tôi (Lãnh đạo Đoàn Thể Công) thật phấn khởi, ông kể thêm:

    - Nghe tôi mạnh dạn hứa “Lục Quân sau đánh Mỹ sẽ “nộp” về Bộ một Thể Công ở tầm cao mới!”, ông Vũ cười: “Thôi đi ông! Chẳng ai mê bóng đá như ông, tôi biết rồi, nhưng phải suy nghĩ thêm và xin ý kiến cấp trên đã”. Tớ liền tấn công: “Tôi với ông hồi cùng trong Bộ Tư lệnh, chưa bao giờ có ý kiến khác nhau. Ông tin tôi đi, cấp trên có hỏi, ông cứ nói: “Bằng Giang xin nhận đấy !”. Đã sống, chiến đấu và làm việc với nhau từ lâu, ông Vũ rất ủng hộ ý kiến của chúng mình. Lúc chia tay nhau, có vẻ Phó Tổng Tham mưu trưởng rất phấn chấn. Ông ít khi cười nhưng lần này mình thấy ông cười rất vui, chắc có thể “xuôi” đấy. Bây giờ là việc nội bộ. Tôi sẽ về Lục quân để thuyết phục các đồng chí Hiệu ủy, trước tiên là bàn với đại tá Chính ủy Lê Tự Đồng. Trước tình hình mới, Nhà trường cũng nhận nhiều nhiệm vụ nặng nề lắm! Thôi chào, tớ đi đây!”

    Ông tạm biệt chúng tôi sôi nổi như khi gặp. Tôi hiểu, Thiếu tướng đang quyết tâm giúp Thể Công với tinh thần trách nhiệm của một cán bộ cao cấp yêu thể thao và sẵn sàng đóng góp tất cả mọi khả năng mình có cho nền Thể thao Quân đội và đất nước!

    Một tuần lễ sau, Thiếu tướng Hiệu trưởng Trường SQLQ Việt Nam Bằng Giang cho trợ lý đưa thư tới Ban lãnh đạo Đoàn Thể Công. Bức thư vắn tắt “Chính ủy Lê Tự Đồng và toàn thể Hiệu ủy đã ủng hộ phương án nhận Thể Công. Tôi sẽ lên xin ý kiến anh Vương Thừa Vũ lần cuối. Chắc chắn có kết quả. Các đồng chí chuẩn bị các bước tiếp theo”…

    Đầu tháng 5/1965, Thượng tá Hồ Quang Hóa, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thay mặt Bộ Tổng Tham mưu phổ biến mệnh lệnh: “Đoàn Thể Công chuẩn bị sau 5 ngày toàn đoàn hành quân bộ lên Công trường 50 (Biệt danh thời chiến của Trường SQLQ) chỉ để lại một bộ phận nhỏ trông nom doanh trại (sân VĐ Cột Cờ)”.

    Đúng thời gian quy định, toàn thể cán bộ, chiến sỹ Thể Công tổ chức thành đội hình từng đội, xếp hàng hành quân bộ. Một số cán bộ dắt theo xe đạp để thồ quân trang quân dụng. Không theo đường quốc lộ, chúng tôi đi theo hướng Cầu Giấy - Trạm Trôi - Yên Sở qua Sông Đáy - Thạch Thất - Công trường 50 (Tùng Thiện) Sơn Tây. Hành quân bộ giữa mùa Hè nóng bỏng, đường xa với gần 50km, mặc dù chỉ quen tập luyện trên sân bãi nhưng tất cả các chiến sỹ Thể Công đã đi đến nơi về đến chốn. Gần 10 tiếng đồng hồ sau, tất cả đều có mặt tại doanh trại. Thể Công đã bắt nhịp với cuộc sống thời chiến… Ngay ngày hôm sau các đội đã bắt đầu tập luyện. Các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ có sân bãi tập luyện thuận lợi ngay vì Trường SQLQ có cơ sở vật chất sân bãi tập luyện khá tốt. Riêng Thể dục dụng cụ phải củng cố ít nhiều…

    Cuối tháng 6/1965, Thượng tá Hồ Quang Hóa mang quyết định chính thức chuyển giao Thể Công cho Trường SQLQ bắt đầu từ tháng 7/1965. Về tổ chức, Bộ đồng ý cho Đoàn Thể Công được thu gọn lại. Các đội điền kinh, xe đạp, khung cán bộ tập huấn, bắn súng giải thể, chỉ giữ lại: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ và Thể dục dụng cụ. Cấp trên điều động một số cán bộ ra đơn vị chiến đấu, giải thể đội bóng đá 2 để chuẩn bị cho đợt tuyển quân mới. Bổ nhiệm Ban chỉ huy Đoàn Thể Công mới gồm: Đoàn trưởng Đại úy Hô Quang Quới (người Nam Bộ), Phó Đoàn trưởng Thượng úy Phạm Tất Thắng, Phó chính trị viên Trung úy Ngô Xuân Quýnh.

    Thượng tá Hồ Quang Hóa nói lời tạm biệt: “Từ nay, Đoàn Thể Công sẽ trực thuộc Trường SQLQ, nhưng Cục Quân Huấn luôn luôn coi Đoàn như máu thịt của mình. Chúc các đồng chí yên tâm xây dựng đơn vị tiến lên… Hẹn gặp lại!

    Kể từ những ngày ấy, Đoàn TDTT Quân đội (Thể Công) chính thức mang phiên hiệu “Đoàn TDTT Trường SQLQ” trên mọi giấy tờ giao dịch. Toàn thể cán bộ, HLV, chiến sỹ, VĐV của Đoàn được bố trí ăn nghỉ, tập luyện trong doanh trại Nhà trường, trong sự đón tiếp thân tình chu đáo đầy ngưỡng mộ của lãnh đạo trường cùng toàn thể giáo viên, học viên Trường SQLQ Việt Nam.

    (Trích Hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh)


    III/ Máu đã đổ nhưng Thể Công vẫn tiến lên!

    “Về Trường SQLQVN như về nhà”, đó là câu cửa miệng của các cán bộ chiến sỹ Thể Công những ngày trở lại “Công trường 50”. Không chỉ là xã giao mà điều đó là thật sự nghiêm túc. Bởi trước đấy 11 năm, phần lớn trong số 23 chiến sỹ đầu tiên của Đoàn TDTTQD là những cán bộ, giáo viên ưu tú nhất trong hoạt động thể thao của Trường SQLQ ở 3 môn Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền.

    Với tinh thần ấy, tất cả các cán bộ, HLV, VĐV các môn không ngại khó khăn gian khó, sẵn sàng hòa nhập với nếp sống quân sự chính quy của Trường. Những ngày đầu tiên, các cơ quan của Nhà trường lần lượt xuống làm việc với Đoàn TDTT, cùng tháo gỡ những khó khăn không chỉ về tổ chức, nhân sự mà còn cả về hậu cần, hành chính…để Thể Công luyện tập chuyên môn có hiệu quả Trong sự đùm bọc, thương yêu của Tướng Bằng Giang, Hiệu uỷ và cán bộ, giáo viên chiến sỹ Nhà trường, Thể Công yên tâm phấn đấu rèn luyện mong ngày đất nước chiến thắng để trở lại Cột Cờ và háo hức mong chờ ngày được vào thi đấu trên sân Vườn ông Thượng giữa Sài Gòn giải phóng!

    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Trường SQLQ, Đoàn TDTT tiến hành củng cố tổ chức và lực lượng. Các VĐV lớn tuổi được đi học bổ túc SQLQ, xếp lại đội hình lực lượng các đội vừa đủ để làm nhiệm vụ trước mắt. Một số VĐV được giải quyết theo nguyện vọng: Người đi chiến đấu, người xin giải ngũ. Đoàn tập trung tinh thần vào thực hiện công tác tuyển chọn lực lượng đào tạo dài hạn cho 4 đội Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền và TDDC.

    Để chuẩn bị kiểm tra thể lực và chuyên môn, các HLV các môn của Thể Công đã đi khắp các nơi tìm nhân tài. Cho đến trước tháng 9/1965 đã có trên 300 em tuổi từ 13 đến 17 dự tuyển sơ loại để chuẩn bị tập trung tuyển chọn chính thức. Ngày 9/9/1965 tại doanh trại Trường SQLQ, hơn 100 VĐV trẻ từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An… bắt đầu kế hoạch kiểm tra cụ thể các môn. Tại SVĐ chính của Trường, các cầu thủ bóng đá tương lai phải trải qua các môn thi chạy tốc độ 30m và 100m, kiểm tra kỹ thuật với bóng và thi đấu 2 bên. Ở các sân bóng chuyền, bóng rổ và TDDC cũng thế. Sau đó lần lượt đến khu vực Quân y để kiểm tra sức khỏe. Theo quy định về việc phòng không của Nhà trường, mọi hoạt động phải kết thúc lúc 9h00 sáng - giờ máy bay Mỹ thường xuất hiện - để chuyển về nơi sơ tán. Song đúng thời điểm kết thúc công việc buổi sáng, bất thình lình máy bay Mỹ xuất hiện ném bom vào khu vực Quân y. Đây là khu vực được bao bọc bởi những rừng cây rậm rạp, nhưng những trái bom vô tình quăng bừa bãi vào đây đã gây nên thảm họa: Bác sỹ Lê Thế Tôn - Chủ nhiệm Quân y và 3 nhân viên y tế bị trúng bom và hy sinh tại chỗ. Em Tân, chú bé Hà Nội 13 tuổi, đang kiểm tra sức khỏe chuẩn bị vào đội TDDC đã chết vì mảnh bom! Không những thế, một trái bom nữa của giặc Mỹ đã rơi đúng giữa phòng truyền thống và kho vật chất dụng cụ chuyên môn của Đoàn TDTTQD khiến rất nhiều đồ vật quý giá bị hỏng! Thiệt hại về người và của là rất lớn! Để tránh sự hoang mang lo sợ trong đơn vị, Trường đã chỉ đạo Thể Công làm gấp mấy việc sau: Làm thủ tục chôn cất tử sỹ và lo chính sách với những người bị nạn, hiến máu tập thể (mỗi người 200ml để cứu giúp thương binh). Tổ chức các chuyến ôtô an toàn ngay tối hôm ấy trả các VĐV dự tuyển về tận nhà ở các địa phương hẹn ngày kiểm tra tiếp các nội dung còn thiếu. Thu dọn và ngay trong đêm đưa anh em trong Đoàn ra sơ tán các làng lân cận ngoài khu vực Nhà trường. Khẩn trương và tích cực với tác phong thời chiến, các chiến sỹ VĐV Thể Công đã bỏ ra 3 ngày đêm thực hiện các công việc và đã hoàn thành nhiệm vụ. Thử thách đầu tiên trong chiến tranh của các chiến sỹ Đoàn TDTTQD là như thế. Không ai nao núng, tất cả đã sẵn sàng chiến đấu nếu tình huống Mỹ tiếp tục ném bom khu vực Trường. Kiểm điểm lại ngày bị ném bom, một tổ trực chiến của Đ/C Nhật (VĐV bóng chuyền đội 1) báo cáo đã kịp thời bắn 1 băng đạn trung liên theo hướng máy bay Mỹ, tiếc là không trúng song như vậy cũng rất đáng biểu dương bởi sự cảnh giác của các cầu thủ.

    Chiến tranh đã thực sự đến với Thể Công như thế đó!

    (Xuân Quýnh - Mạnh Hải)


    IV/ Trưởng thành từ ruộng lúa ao bèo

    Vậy là chiến tranh đã đe doạ sự tồn tại của binh chủng Thể thao QĐNDVN ngay từ những ngày đầu tiên Đoàn TDTT Thể Công bắt đầu giai đoạn mới. Ngày 9/9/1965 đau thương có máu và nước mắt rơi như sự kiện đầu tiên thử thách tinh thần các nhà lãnh đạo và chính các chiến sỹ VĐV.

    Vậy là để duy trì sự tồn tại, tiếp tục phát triển chuẩn bị cho tương lai không hề đơn giản. Một câu hỏi được đặt ra: Trước sự phá hoại bằng máy bay ngày càng ác liệt, duy trì việc tập luyện, sinh hoạt thể thao như thế nào đây?

    Ban Chỉ huy Thể Công đang thảo luận với nhau đề tài trên thì đầu tuần được lệnh lên gặp lãnh đạo nhà trường. Thiếu tướng Hiệu trưởng Bằng Giang và Đại tá Chính uỷ Lê Tự Đồng thông báo chỉ thị của Hiệu uỷ: “Đoàn TDTT lập phương án tổ chức lực lượng cụ thể, tìm địa điểm thích hợp bảo đảm đơn vị sinh hoạt, học tập, rèn luyện thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đảng bộ Nhà trường. Dù trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm xây dựng Thể Công vững mạnh. Yêu cầu Ban chỉ huy Thể Công triển khai gấp, cuối tuần báo cáo Thường vụ Hiệu uỷ. Chúng ta cần ổn định tình hình gấp và bắt tay vào công việc, thời gian không chờ đợi!” Ngắn gọn và rõ ràng, nhà trường đã tìm ra hướng đi cho Thể Công. Ngay đêm ấy, tại Đồi Vàng thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông huyện Tùng Thiện Sơn Tây (gần doanh trại nhà trường) nơi Thể Công sơ tán sau trận bom ngày 9/9, Ban chỉ huy Đoàn (Đại uý Trưởng đoàn Hồ Quang Quới, Thượng uý phó TĐ Phạm Tất Thắng và chính trị viên Ngô Xuân Quýnh) họp tới 5 giờ sáng, phân công kế hoạch thực hiện lệnh cấp trên. Ngay sáng hôm sau, hội nghị cán bộ chủ chốt Đoàn TDTT được tiến hành nhằm phổ biến chủ trương cấp trên, thảo luận và tìm các giải pháp. Rất nhiều ý kiến quý giá bổ sung đề án của Ban Chỉ huy. Tóm tắt nội dung cơ bản như sau:

    - Xác định quyết tâm về tư tưởng, dù chiến tranh ác liệt hơn nữa vẫn một lòng quyết tâm xây dựng đơn vị thành công.

    - Xác định việc sơ tán trong dân vùng nông thôn là lâu dài. Giáo dục VĐV thích nghi cách sống cách tập luyện trong điều kiện khó khăn: Đèn dầu, tắm nước ao bèo, giúp dân sản xuất, phòng không, tôn trọng và bảo vệ tín ngưỡng của dân… đồng thời quyết tâm rèn luyện nâng cao thành tích

    - Tìm một khu vực nông thôn kín đáo, xa đường quốc lộ, nhà máy, đô thị… nhưng lại dễ di chuyển, cơ động theo nhiều hướng, không cách xa Hà Nội để tiện tổ chức và có thể tham gia thi đấu khi có điều kiện (vì phần lớn các đội thể thao vẫn ở xung quanh Hà Nội).

    - Tổ chức lấy quân ngay (sau khi đã kiểm tra đợt ngày 9/9), hình thành lực lượng chuẩn bị kế hoạch huấn luyện lâu dài.

    Kế hoạch được Hiệu uỷ nhà trường thông qua ngay. Điều mừng là trong buổi báo cáo hôm ấy, có đầy đủ các đồng chí lãnh đạo cơ quan đầu mối của nhà trường, và Thiếu tướng Bằng Giang đã chỉ thị cho các Phòng Chính trị, Huấn luyện, Hậu cần.. cử cán bộ, giáo viên, cấp ôtô, môtô và các trang thiết bị, vật dụng cần thiết để Thể Công xây dựng nơi ăn ở tốt nhất., bảo đảm “ăn no, đánh thắng”. Các cán bộ nhà trường đều vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ Thể Công ra “ở riêng”. Ban Chỉ huy Thể Công mừng hết chỗ nói!

    Làng Đại Tự – doanh trại mới của Thể Công. Sau một tuần “xắn móng lợn” sục sạo vùng huyện Hoài Đức, Đoàn phó Phạm Tất Thắng và các HLV đã chọn được nơi đóng quân: Làng Đại Tự (Thìa), xã Kim Chung. Nơi đây hội tụ được những vấn đề cơ bản: Xa trục đường QL, kín đáo, xa trận địa phòng không, có đình, chùa với sân rộng, cây cối rậm rạp, giếng nước sạch sẽ… rìa làng có thể xin đất làm sân tập bóng đá… cách Trường HLKTTDTT (Nhổn) chỉ khoảng 30 phút đi bộ, lúc này đang duy trì các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, điền kinh… (năm 1970 mới giải thể). Làng Thìa Đại Tự cách Hà Nội 15km rất thuận lợi cho việc quan hệ với Tổng cục TDTT và các cơ quan, đơn vị thể thao… Không chỉ thế, nơi đóng quân này chỉ cách Hiệu uỷ Trường SQLQ 20km theo đường chim bay rất tiện cho việc xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường.

    Đích thân Tướng Bằng Giang và lãnh đạo nhà trường xuống kiểm tra. Và chỉ 10 ngày sau, các chiến sỹ Thể Công lại bùi ngùi tạm biệt Công trường 50 hành quân về nơi đóng quân mới.

    Một chương mới của Thể Công thời đánh Mỹ thực sự bắt đầu.

    Xuân Quýnh - Mạnh Hải

2 nhận xét:

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.