Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Thủ tướng Đức thăm nhà hàng Việt ở Leipzig (ST: Trần Đình Ngân)

Nhiều người Việt ở Đức ấn tượng mãi chuyến thăm đột ngột nhà hàng ăn nhanh Soup & Nem của người Việt trong chuyến du hành bằng tàu hỏa xuyên Đức của Thủ tướng Merkel tháng 9-2009, khi bà dừng chân qua Leipzig thăm nhà bảo tàng mang tên Zeitgeschichtlichen Forum trưng bày kỷ vật phong trào biểu tình mùa thu 1989 tại Leipzig, nhân dịp 20 năm bức tường Berlin sụp đổ.
Thăm VN tháng 11/2011.



Sau 23 phút thăm triển lãm, bà Merkel cùng đoàn tháp tùng rời bảo tàng, cuốc bộ trở lại nhà ga Leipzig để tiếp tục cuộc hành trình. Đây là con phố nối nhà ga chính với trung tâm thành phố nhộn nhịp người qua lại, cao điểm lưu lượng tới dăm chục người/1 phút. Giữa con phố dài chỉ chừng 500 mét này, nổi bật nhà hàng ăn nhanh của người Việt, với biển hiệu Soup & Nem. 
Đoàn cuốc bộ của bà Merkel hòa trong dòng người ngược xuôi trên phố, như bất kỳ khách bộ hành nào khác, không phân biệt, ai cũng mải miết đi theo công việc của mình; tới nhà hàng Soup & Nem, bà bị cảnh trí ấn tượng của nhà hàng thu hút ngoái nhìn sang. Một nhân viên phục vụ đứng trước quầy tiếp khách đối diện thẳng ra cửa trông thấy, ngạc nhiên, phản xạ tự động, giơ cao tay vẫy, miệng lớn tiếng hallo liên hồi, như bất chợt phát hiện được bạn thân xa cách lâu ngày ngang qua.
Bà Merkel sửng người, dừng lại, rồi rẽ băng luôn vào nhà hàng, chìa tay bắt rất chặt, lắc lắc, tươi cười chào hỏi. Thực khách Đức đang ngồi ăn cứ nhìn tủm tỉm cười cảm kích nhân viên nhà hàng người Việt thật thân thiện, và quá hiếu khách, hoàn toàn không hề phân biệt người khách đó là thủ tướng. Bởi với họ, ai vào nhà hàng cũng chỉ là thực khách, và Thủ tướng đi công tác, gặp công dân bắt tay, cũng chỉ là một công việc như bất kỳ công việc nào giao cho bất kỳ ai đảm nhiệm.
Thủ tướng Merkel thăm nhà hàng Soup & Nem trở thành một sự kiện đặc biệt trong cộng đồng người Việt ở Đức. Không ít người đề xuất sáng kiến, nhà hàng nên treo bức ảnh Thủ tướng bắt tay, để khuếch trương thanh thế, thu hút thực khách. Lời khuyên của chuyên gia Đức khi tư vấn, làm bao người đề xuất bất ngờ: “Nhà hàng sẽ bị coi thường, bởi người ta biết ngay động cơ vụ lợi kiếm tiền bằng chính trị, người Đức rất kỵ. Chính trị là chính trị, kinh tế là kinh tế, sử dụng chính trị chỉ làm mất đi chứ không tạo nên thương hiệu …”.

2 nhận xét:

  1. Thật hay, vì đây là hình ảnh rất điển hình của việc làm ăn thành đạt của người Việt ở nước ngoài, ở một quốc phát triển. Nếu việc này xảy ra tại VN thì cửa hàng ăn đó như trúng số độc đắc, họ tận dụng nó như một lợi thế cạnh tranh, tô đậm cho tên cửa hàng cũng như thương hiệu của họ. Cách làm như vậy lại được dư luận đồng tình. Dân Việt lại khoái và tự hào khi được vào các nơi như vậy! Ví như quán Phở 2000, ở cửa Tây chợ Bến Thành, nơi TT Mỹ Bill Clinton cùng gia đình tới ăn nhân dịp thăm VN vào tháng 6 năm 2000. Ảnh TT Mỹ được treo nơi trang trọng của cửa hàng. Thế nhưng nó lại nói lên điều quan trọng: Các nước quân chủ thì thần tượng lãnh tụ, kinh tế không phát triển, nếu có chút phát triển thì phát triển không bền vững. Còn các nước dân chủ, họ không thần tượng lãnh tụ, kinh tế phát triền và phát triển bền vững. Nền kinh tế của họ có lúc chao đảo, nhưng sau đó nó được hồi phục và lại phát triển, như lịch sử đã chứng minh. Mũi tên trên đồ thị phát triển kinh tế của nó đi theo đường zích zắc. Như con tầu biển khi chạy, nghiêng bên này rồi nghiêng sang bên kia và lại ngược lại, cứ thế. Sư ngiêng ngả như thế chính là sự bền vững của sự phát triển kinh tế ở các nước có nền dân chủ như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn, Singapore…Con tầu chạy trong ngiêng ngả, nhờ nhà thiết kế con tàu đảm bảo cho con tàu có cấu trúc phù hợp nhất, để Momen hồi phục hoạt động hoàn hảo nhất. Còn trong kinh tế, ở các quốc gia dân chủ thì họ tôn trong các quy luật kinh tế hoạt động được tối đa. Luật pháp công minh của họ là nhằm bảo đảm cho các quy luật này được hoạt động khách quan nhất, hữu hiệu nhất, như các quy luật: Cung cầu, quy luật giá cả xoay quanh giá trị, quy luật cạnh tranh…các quy luật này chính là ‘Momen hồi phục’ cho nền kinh tế. Cảm giác say sóng của người mới đi lần đầu trên tầu biển, ban đầu khó chịu, nôn mửa sau đó quen dần. Cũng giống như người đang ở các quốc gia có nền quân chủ, kinh tế kém phát triển, dời sang sinh sống ở các quốc gia dân chủ. Ban đầu là cảm giác ngỡ ngàng, say sóng, choáng váng, sau đó họ quen dần, và hòa nhập và phát triển. Quán ăn ở Leipzig ở Đức là một điển hình “.
    V.Sắc

    Trả lờiXóa
  2. I еvery time used to read artіcle in news
    ρapeгs but now as I am a user of internet thus frоm now
    I am usіng net for posts, thаnks to web.


    Αlso visit my blog poѕt :: repair iphone kl

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.