Giống như
người hay nói mà không nói được ra. May thay có Blog tình nghĩa đồng đội, tôi mạnh dạn gửi bài này để anh em tham khảo, cũng là bài lần
đầu viết về cái chủ đề khó khăn này; không tránh khỏi lời, ý lộn xộn.
Nhưng vì vấn đề ít người nói tới, có vẻ hơi lạ một chút. Giống như bữa
nhậu đổi món, ăn gà xông khói nhiều rồi, nay anh ăn thử món “Nhái ôm măng” – Vắn.
LÃO TƯỚNG HỌP BÀN (ĐẤU PHÁP) TRẬN "SỐNG, CHẾT"
Nhân đọc bài: ”Thăm anh Đàm Thu Trang” của anh Duy Lễ. Đọc xong
vài dòng ngắn ngủi, chợt như giật mình, chợt như có cái gì đó rất ghê
gớm lướt qua trong đầu, hóa ra là ý nghĩ về cái xắp chết và chết.
Anh Trang, cũng như bao lớp đàn anh khác, đã một thời vang bóng, một thời lẫy lừng trên sân cỏ. Ngày đó, cái tên Đàm Thu Trang, dân miền Bắc ai cũng biết. Thế mà nay, anh sắp chết, mười bốn năm trên giường bệnh chưa chết được, qủa là một thử thách rất lớn cho một phần cuối của đời người. Với tôi, người đang sống, khi nghĩ và nói về anh, thường là chỉ nghĩ đến những vinh quang mà anh đã qua, chỉ thế thôi, đơn giản vậy thôi. Hóa ra hoàn toàn không phải vậy! Như anh Lễ bảo: Anh Trang quên hết rồi, quên cả việc mình đã có vợ! Thế thì còn vinh quang nào mà anh còn nhớ. Anh đang đến gần cái chết. Người Cầu Thủ Già xắp chết. Cái chết nào có chừa ai. Cái điều ghê gớm ấy, khi người ta nói mãi, biết nhiều về nó, thì lạ lùng, nó như là chuyện bình thường. Nhưng tôi tự hỏi: Có bình thường thật không? Vì chẳng có ai có kinh nghiệm chết để kể lại cho mình nghe là nó bình thường cả, như anh lấy vợ ấy, như đêm tân hôn ấy! Hay có ai nói: nó cực không bình thường, nó ghê gớm lắm! Như lúc ấy có ai cứa con dao vào cổ, cổ họng như vỡ ra! Mọi chuyện như vậy, chẳng có ai kể lại, chẳng có ai đã có kinh nghiệm về nó như thế nào. Chẳng có ai có kinh nghiệm về cái chết cả. Nó bình thường hay không bình thường. Nghĩa là: Chẳng ai biết gì về nó.
Khi còn trẻ, lúc bước vào đời, công việc đầu tiên là ai cũng đi học. Đi học lúc đó, chính là để giải quyết vấn đề đặt ra: chẳng biết gì. Khi người ta không biết, nên người ta mới đi học để biết. Ai cũng không
nhiều thì ít, cũng đều đi học. Tôi chợt nhận ra là mình chẳng hiểu gì
về cái chết. Thế thì sao không đi học nhỉ ? Học để sau này kiếm được cái
nghề, nghề Chết chứ. Gần đến ngày đó rồi, còn tự lừa dối mình hãy còn
‘trẻ khỏe’, tự dối mình làm gì nữa! Khi trẻ mình phải học tới sáu năm
mới được cái nghề đá bóng. Học mười hai năm mới có cái bằng phổ thông,
học năm
năm mới có cái bằng đại học. Hóa ra khi ta còn trẻ, ai cũng đi học lấy
cái nghề, cái bằng để sống; cái bằng sống. Sao lại không, khi ta về già,
lại không đi học để lấy cái nghề, cái bằng chết. Thế thì học cái nghề Chết này như thế nào? Học bao năm đây? Học ở đâu? Khó quá, vì chẳng có trường nào
dạy về môn này cả. Thôi, ta tầm sư học đạo vậy. Với ý nghĩ ‘điên rồ’
đó, tôi quyết đi tìm, đi học. Sau, cũng hơn năm năm tầm sư học đạo, đến
hôm nay, hầu như thấy mình đã học gần như hết phần lý thuyết, cũng nắm
thấu đáo được các công thức và lý thuyết: ‘ Sống hiền lương, chết thanh
thản’, ‘sống ác độc, chết cực đau đớn’, ‘trong mộng’,
‘Trước khi chết’, ‘ Thở hắt ra’, ‘ bardo Thodol- Thân trung ấm’, ‘
Trước khi tái sinh’, ‘khi sinh ra’…Lý thuyết thế thôi. Môn học này có
cái đặc biệt là không có giờ cho phần thực hành. Chẳng có
ai cho điểm và kiểm tra kết quả học tập cả. Anh học khá hay không chả ai
biết, anh tự biết. Bài thi tốt nghiệp sẽ được tổ chức vào lúc anh…tắt…
tắt… thở, thời gian làm bài thực hành là thời gian mang Thân Trung Ấm.
Kết quả công bố: Anh sẽ được tái sinh vào đâu. Cũng là lúc anh đã có
điểm, điểm được chia thành nhiều mức: Điểm cực xấu, điểm xấu, điểm trung
bình, điểm tốt, điểm xuất sắc. Mỗi điểm là tương ứng nơi cõi anh đầu
thai: Cõi địa ngục, Cõi Ngạ quỷ, cõi súc sinh, Cõi Người, Cõi A
tu Là, Cõi trời*
Tự
học mãi, sau này tôi mới biết, ở các quốc gia cổ đại như Ấn Độ, Tây
Tạng, Ai Cập, người ta đã có Viện Phật Giáo, chuyên nghiên cứu về cái
chết và về sự tái sinh, hoặc sách hướng dẫn tỉ mỉ ‘dành
cho người chết’của Ai Cập. Dẫn chứng như vậy để chúng ta có niềm tin sâu
sắc rằng: chết không phải là dấu chấm hết cho mọi chuyện! Vì thế,
chuyện về người Tây Tạng coi sự sống, cái chết như thế nào, xin được dẫn
dụ ra đây để tham khảo: Người Tạng không coi trọng ngày sinh, ngày sinh
nhật là ngày bắt đầu đau khổ của kiếp người. Chín tháng mười ngày bị
giam cầm trong cái bọc nước ối. Khi ra đời, cái tấm thân non
nớt như con sâu ấy, phải hứng chịu bao tai họa rình rập, bệnh tật, mấy
ai được sinh ra trong nhà khá giả…Nếu được sống và lớn lên là phải lo đủ
thứ để kiếm miếng ăn, nuôi con, kiếm chỗ ở, luôn phải đấu tranh sinh
tồn…Nếu còn sống, có chút của cải, cái già nó lại đến, ai cũng thấy như
nó đến sớm. Bệnh tật cũng kéo theo; bệnh tật đến một cách
chắc chắn. Cái chết ập đến mà ai cũng thấy bất ngở, vì chẳng ai biết mà
chuẩn bị cho nó. Như thế, thử hỏi: sao gọi là cuộc đời này là sướng
được. Câu nói “Đời là bể khổ” là vậy. Nó hoàn toàn là khổ. Nếu có chút
nào sướng thì nó lại rất tạm thời, chẳng bao giờ bền vững. Vì vậy, phần
lớn người Tây
Tạng đã dành cả đời để sống đơn giản, tu tập và sống lương thiện với
chân tâm của họ, do vậy cái ngày ‘ hạnh phúc’ nhất là ngày họ đón chờ
cái chết. Họ chào đón nó trong niềm hân hoan, thành kính. Các anh em,
bạn bè, con cháu…mang hoa tới chúc mừng trong những ngày mà họ còn thấy
tỉnh táo. Không ai khóc, nét mặt mọi người đến với người
sắp chết như đi tronh hội hè. Sau ngày đó, chỉ còn ngày chờ được chết,
họ có niềm tin sâu sắc rằng; họ sẽ được đầu thai và sinh lại vào cõi
giới tốt đẹp hơn, được sinh vào nơi có điều kiện sống tốt đẹp hơn cái
đời sống kiếp này. Như người biết rằng, họ sẽ được tưởng thưởng, nâng
cấp bậc sau một trận đánh thắng lợi, món quà quý giá cho cả
một đời tu tập. Để cứ thế, kiếp này qua kiếp khác, họ chắc chắn sẽ đạt
kiếp cao hơn, cao hơn... Ngày họ chết, người ta chỉ thấy có một nhóm
người đến, đưa xác họ lên một chiếc xe người kéo, để đưa
xác lên núi. Trên đó, đã có sẵn một chiếc bàn đá dài thiên nhiên. Người
ta đặt xác lên và dùng giao chặt ra thành nhiều mảnh nhỏ, rồi vứt ra cho
đàn chim kền kền ăn. Đàn chim kền kền có thói quen được ăn, nên kéo tới
rất đông. Cách chặt thây cho chim ăn họ gọi là điểu táng. Cách ‘chôn
vào bụng chim’ là cách chôn phổ biến, vì ở đây chỉ có núi đá nên không
thể đào lỗ, không có cây để thiêu xác. Người Tạng họ chỉ coi trọng linh
hồn mà không coi trọng thể xác. Nói vậy, không có nghĩa ta khinh
rẻ một tập tục hoặc coi trọng cách ứng sử với thân xác
của tộc người này, tộc người kia. Mà chỉ để thấy: Có một cái gì đó liên
quan tới người chết, chứ không phải chết là chấm hết.
Nhưng
nói vậy thôi, vấn đề về cái chết này lại bị thường xem là phản đề của
cái hợp lý, vì cho đến nay nó cứ nằm trong vòng bí mật. Có ai chết rồi
lại mang cái chết của mình ra kể mình đã chết ra sao, gặp ai, làm gì, để
kể cho người sống nghe. Để kết luận cho vấn đề này, xin lấy lời của một
vị Tiến sỹ, tên là L. A. Waddell, sau thời gian dài nghiên cứu đã phải
thốt lên rằng: “ Các vị Lạt- ma Tây Tạng, bằng vào giáo lý của Đức
Phật, đã có thể hé mở cho chúng ta thấy được ý nghĩa của nhiều sự việc
người Âu Tây hầu như không thể nào hiểu được “.
xắp
chếtNgười cầu thủ khi về già, hình như phần lớn sống lạc quan, yêu đời
hơn người già khác thì phải. Ta ít thấy ai phải trăn trở nhiều cho cái
khó của đời sống, khi bệnh tật, tai họa…Như thế thật đáng mừng. Có lẽ,
những kỷ niệm mà họ đã trải qua thời trai trẻ, như một nguồn cảm hứng vô
tận cho họ sống suốt đời trong vui vẻ. Họ, khi đứng trước cái chết, có
thể họ dũng mãnh, can trường hơn. Mong cho chúng ta, rồi đây, cũng gần rồi, sẽ phải đối diện với cái điều chẳng ai muốn này, để có được kết cục tốt đẹp, để cố ghi được ‘bàn thắng’ để đời này hoặc cũng giật
mình ‘xám hối’ những việc ta đã làm không phải. Người biết ‘xám hối’, biết lỗi đã như là gỡ được một bàn thua trông thấy.
Vậy, khi học
xong phần lý thuyết và có cái bằng chết này, ta thấy nó có lợi lạc gì
không? Sau đây là sự cảm nhận của những người đã học qua môn học chuyển
bị cho cái chết của chính mình (chưa có phần thực hành) nói:
-Không
thấy cái chết là đáng sợ, bí ẩn nữa. Khi tiếp xúc với người sắp chết họ
thấy có sự đồng cảm. Bên xác chết họ hiểu những điều gì đang xảy ra với
người chết. (Có nhiều người lúc sống khỏe luôn nói: chết là cái gì mà
sợ, nó thường thôi, ai chả phải chết. Khi lâm trận, nhiều người sợ hãi
lắm. Họ đang phải sống trong kinh hoàng, tiếc nuối, ân hận, có khi trong
điên cuồng tức giận!)
-Biết
quý thời gian, như người tử tội biết mình xắp phải ra pháp trường. Chỉ
giành thời gian vào việc có ích như giúp người khác. Ít nghĩ tới quyền
lợi cho bản thân.
-Sống khiêm nhường. Nhìn thế gian với một quan niệm khác hoàn toàn, khác rất nhiều lúc trước khi học và sống sâu sắc hơn.
-Thấy rõ được cái chết, người ta biết cách sống tốt hơn. Học chết lại chính là học sống. Giá như được học môn này sớm hơn!
Những suy nghĩ trên của tôi, chỉ là lời tâm sự rất chân thành của những
người
cùng cảnh ngộ, của chiến hữu, đồng đội, của tình thân bạn bè. Gần đến
ngày ‘Ấy’ rồi còn gì, sẽ chẳng có ai mang các chuyện tào lào ra để nói
cả, nhất lại là cái chuyện quá hệ trong này. Chín mươi phút của trận đấu
để đời sắp hết rồi, trọng tài đã nhìn đồng hồ. Có một ý hay, thấy có
một lợi lạc, mà đem ra chia sớt cho nhau, chẳng muốn giữ riêng làm gì, cùng nhau chia sẻ, mạn đàm…biết đâu ta có thêm một hiểu biết nào đó. Chẳng mất gì phải không, mà nếu có mất, chắc chỉ mất sự kém hiểu biết mà
thôi.
Ghi chú:
Có 6 cõi để đầu thai sau khi chết, để dễ hình
dung về cõi, ta cũng thấy xã hội loài người cũng có 6 trạng thái sống
tương ứng ( nhưng ở mức độ khác nhau cực lớn) với 6 cõi để tạm hình
dung:
-Có người phải sống: như ở địa ngục.
-Có người sống: đói cồn cào nhưng không ăn, uống được vì bệnh tật, tương ứng với cõi A Tu Là.
-Có người sống: như con chó, tương ứng với cõi súc sinh.
-Có người sống lúc sướng, lúc khổ, lúc vui lúc buồn, tương ứng cõi người.
- Có người sống trong giầu có nhưng luôn sống trong ganh gét, hiếu chiến, tranh chấp, tương ứng với cõi Ngạ Quỷ.
-Có người sống: giầu có lương thiện, chỉ biết vui chơi, tương ứng với cõi trời.
Sáu cõi : Từ địa ngục đến cõi trời, đều có đặc trưng: là khổ, vì đều phải sinh ra, lớn lên, già và chết ( tứ khổ ).
Đáng để suy ngẫm
Trả lờiXóaNgày nay các nhà khoa học đang bàn đến thời điểm cân chết, chết và sau khi chết.
Trả lờiXóaTiến sĩ Parnia cho biết, mỗi kinh nghiệm cận chết đều khác nhau song lại có chung từ 8 tới 9 điểm chủ chốt, bất kể người trải qua tình cảnh hồn lìa khỏi xác là người nước nào, có nền văn hóa hay tôn giáo ra sao. Những điểm tương đồng bao gồm cảm giác yên bình, đi theo một hành lang dài và tối, bị hút vào luồng sáng, nhìn thấy cơ thể đã chết của chính mình từ trên cao và gặp gỡ người thân hay bạn bè đã chết…
Người chết sống lại kể chuyện:
Trả lờiXóaChiếc ôtô chở Don Piper, ở thành phố Pasadena bang California (Mỹ) đâm sầm vào chiếc xe tải 18 bánh vào năm 1989. Bác sĩ thông báo Piper thật sự đã chết. Bởi vì mạch của Piper không còn đập, nhưng 90 phút sau thì Piper "sống lại", ngơ ngác giữa những người qua đường đang dừng lại cầu nguyện cho Piper còn nằm tại hiện trường tai nạn.
Piper kể lại: "Tay lái ôtô đâm thẳng vào ngực, rồi mui xe sập xuống đầu nặng đến mức không ai có thể sống sót nổi trong tai nạn như thế".
Ông cho biết trải nghiệm sau khi "chết" thật khó giải thích được vì nó khác xa cuộc sống. Piper hồi tưởng lúc ấy ông nghe tiếng nhạc réo rắt, hay không tả nổi và ngửi được mùi hương chưa bao giờ cảm nhận được trước đó. Ông nội đã qua đời của Piper cùng với vài người đã chết khác đứng đón chào Piper. Họ đứng trước cánh cổng cực kỳ ấn tượng, với ánh sáng tràn ngập
Thường thì chết là sang 1 thế giới khác.
Trả lờiXóaBạn có sợ khi sang một nơi khác không?
Có mấy thứ mà con người cần là ăn, mặc, ở, giải trí.
Chết đáng sợ vì không biết ăn gì, mặc gì, ở đâu, giải trí với ai
Nếu biết rằng chết sẽ không cần ăn, không cần mặc, ở thì không cần quan tâm, giải trí thì với giun thì chết không đáng sợ
Nhưng mà chán chết đi được
VẮN = VĂN SẮC ???
Trả lờiXóa