Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Thể Công và trận cầu lịch sử sau 30/4/1975 (KQ-TV)

(Ghi theo lời kể của Trung vệ Trần Văn Thành, cựu cầu thủ Thể Công lứa 1971-83).

Anh là cháu gọi cựu danh thủ Nguyễn Sỹ Hiển (Đại tá, nguyên Đoàn trưởng Thể Công lứa 1961) là cậu. Anh Hiển là em út trong gia đình mẹ của Thành (có tên húy "Voi" vì lúc vào đội, khi đo giày có số "khủng" quá cỡ - 42!).
Thành "voi" nhớ lại:
- Trận bóng ghi lại dấu ấn nhất trong đời cầu thủ của tôi là trận Thể Công đá với Cảng Sài Gòn ngày 20/5/1979 (ngày sinh nhật của Mẹ tôi). Đây là trận thi đấu đầu tiên giữa 2 đội bóng đá chuyên nghiệp lừng danh của 2 miền Nam-Bắc sau ngày thống nhất 30/4/1975.
- Trận này căng thẳng lắm? - PV.
                    Đội hình Thể Công đá với Cảng SG 1979. Thắng với tỷ số 2-1.
Hàng đứng (từ trái sang): HLV Ngọc Chi, Đỗ Văn Phúc, Hải (duối), Đức (khổ), Nguyễn Trọng Giáp, Trần Văn Khánh, Nguyễn Cao Cường, Trần Văn Thành "voi", Trần Triệu Tuấn "thần", Quản Trọng Hùng, HLV Nguyễn Bính. 
Hàng ngồi (từ trái sang): Bùi Ngọc Chi (cố), Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Tiến Lâm, Trần Tiến Dũng (mè), Phan Văn Mỵ, Trần Viết Cường, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Văn Nhật.

Thể Công ghi nhận trên Wikipedia

Trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên tuổi Thể Công được ghi nhận như thế nào?
- Ngày 23 tháng 9 năm 1954, theo theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào lúc đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đoàn công tác Thể dục Thể Thao Quân đội (Thể Công) được thành lập.[1].
Thể Công vốn là tên viết tắt của cụm từ "Thể dục thể thao công tác đội".[1] Hạt nhân đầu tiên của đội gồm 23 cán bộ chiến sỹ của Trường Lục quân Việt Nam[2] được chia làm ba đội: bóng đá 11 cầu thủ, bóng rổ 5 người và bóng chuyền 6 người. Ngoài ra cả ba đội bóng còn có một cầu thủ dự bị đặc biệt đó là ông Lý Đức Kim vừa biết đá bóng, vừa biết bóng rổ, bóng chuyền, vừa có khả năng làm y tá, vừa hậu cần giỏi. Ông kiêm luôn các chức năng hỗ trợ trên.[1]
- 11 cầu thủ bóng đá Thể Công đầu tiên chơi theo đội hình chiến thuật W - M gồm: Thủ môn Lê Nhâm; Trung vệ Nguyễn Văn Hiếu; Hậu vệ phải Phạm Ngọc Quế; Hậu vệ trái Nguyễn Thiêm; Tiền vệ phải Ngô Xuân Quýnh; Tiền vệ trái Phạm Mạnh Soạn; Tả biên Trương Vinh Thăng; Hữu biên Nguyễn Bá Khánh; Trung phong Nguyễn Văn Bưởi (Đội trưởng); Hộ công phải Nguyễn Thông (Kiêm luôn Huấn luyện viên); Hộ công trái Vũ Tâm (tức Phạm Vinh).[1]
- Hơn một tháng sau, ngày 25 tháng 10, trong trận bóng đá đầu tiên được tổ chức từ ngày giải phóng thủ đô Hà Nội tại sân vận động Hàng Đẫy[1], Thể Công đã có trận đấu đầu tiên trong lịch sử của mình gặp đội Trần Hưng Đạo, gồm các cầu thủ xuất thân từ giới lao động Thủ đô. Đội dành chiến thắng với tỉ số 1 - 0 với bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi ngay từ giây thứ 30 do công của trung phong đội trưởng Nguyễn Văn Bưởi.[1]
- Đến năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của toàn Miền Bắc được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi "Giải Hoà Bình", đội Thể Công tham gia hai đội hình A và B. Cả hai đội đều giành chức vô địch của hai hạng A và B.[1]

Hãy xem đầy đủ thông tin tại đây!

Tin vui: Trang Web 'vlc-berlin.de' của đồng đội ở Đức đã liên kết

Từ hôm nay, 10/01/2012, trang Web VUI LÀ CHÍNH của các cựu cầu thủ VN tại BRD đã liên kết vào mạng chúng ta. Xin chào mừng 'http://fc.vlc-berlin.de/' !!!
Các bạn nháy chuột vào Danh sách blog (cột bên phải của trang) sẽ có trong 10".