Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Lứa Thể Công trẻ với sân Cột Cờ

Cũng như lứa chú bác 1954, lứa đàn anh những năm đầu 1960 thì lứa Thể Công trẻ 1965, 1971 cũng có nhiều kỉ niệm với sân Cột Cờ. Ăn ngủ, luyện tập đều ở đó.
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và BTTM rất quan tâm đến đội bóng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Văn Tiến Dũng và Trung tướng Hoàng Văn Thái... nhiều lần từ nhà riêng phía bên này cắt  đường Hoàng Diệu, sang thăm và động viên mỗi khi vào các giải: SKDA, Vô địch toàn quốc...
Thủ trưởng Cao Văn Khánh (đứng thứ 5 từ trái) cùng đội hình chính 1971-72.
Ông (ngồi thứ 3 từ trái) sẵn sàng chia sẻ với đội.


Thủ trưởng Vương Thừa Vũ (mặc áo trắng): "Tớ từng là tiền đạo giỏi thời trai trẻ đấy!".
(Ảnh chụp trước hội trường kiêm nhà thi đấu có gắn biển "CLB Quân nhân").
Riêng 2 Phó tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh hay Vương Thừa Vũ luôn theo dõi, thậm chí đến xem đội luyện tập và bàn đấu pháp trước giờ ra trận. Chính những tình cảm đó đã động viên cho các cầu thủ Thể Công hoàn thành nhiệm vụ.
(Tư liệu: danh thủ Bùi Xuân Thêu).

Điều chưa biết về Sân vận động Cột Cờ (Wikipedia)

Sân vận động Cột Cờ là một sân vận động nhỏ ở Hà Nội, Việt Nam. Nó có sức chứa khoảng 6.000 người và nằm trong Trung tâm Thể dục Thể thao Quân Đội. Đây là sân vận động gắn liền với lịch sử 50 năm của câu lạc bộ nổi tiếng và thành công nhất Việt Nam - Thể Công.
Sân Cột Cờ trước khi bàn giao.
Sân Cột Cờ hiện nay, nhìn từ Đoan môn.

Vào thập niên 1940, người Pháp xây dựng sân vận động Manzin.[1] Và do sân Manzin nằm cạnh Cột cờ Hà Nội nên được gọi là sân vận động Cột Cờ. Sau khi Việt Minh tiếp quản Hà Nội, đội Thể Công mới thành lập đã lấy sân Cột Cờ là sân nhà[1].
Năm 2004, Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định không sử dụng sân Cột Cờ cho các hoạt động thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, giao quyền quản lý cho các đơn vị quân đội khác. Còn đội Thể Công tập luyện tại sân Bạch Mai và lấy sân Hàng Đẫy làm sân nhà[1].
Từ năm 2010, sân được chính thức bàn giao cho Hà Nội làm Khu di tích lịch sử Thành cổ Hà Nội.

Giai điệu hay: Bức thư gửi nàng Elise

Cánh cầu thủ không chỉ có đôi chân tài hoa mà còn có cái đầu biết thưởng thức những giai điệu đẹp. Ngày trẻ đi "cưa gái" anh nào cũng mê bài này, nhất là ai chơi ghita phải cố tập cho được khi solo "Tinh tinh tính tinh tính - tình tính tinh tình...".
Mời thưởng thức tác phẩm "To Elise" qua biểu diễn của pianist Lam Khê!