Năm 1969, tôi chuyển ngành từ Thể Công về CAHN. Niềm vui, niềm tự hào... thì nhiều, nhiều lắm. Vậy mà có chuyện chả phải ai cũng biết.
Năm 1972. Giặc Mỹ điên cuồng ném bom lần 2, muốn bắt VN ta phải cúi đầu. Trận mạc ác liệt, cái chết cận kề, chả biết đường nào mà lần.
Thị trưởng luôn có mặt động viên đội CAHN. |
Quãng 10g sáng hôm ấy, máy bay Mỹ ném bom vào HN. Trưa, vừa ăn cơm ở nhà ăn 82 Lý Thường Kiệt (nay là Xưởng phim tư liệu QĐ) tôi rủ Quang B lên mạn Bà Triệu xem sao. Đến nơi mục kích cảnh Tổng lãnh sự quán Pháp bị trúng bom. (Sau mới biết chúng muốn ném bom Trạm bá âm của Đài Tiếng nói VN, cách đó chưa đến 100m đường chim bay, trên đường Bà Triệu. Thế mà chệch...).
Tôi bận sắc phục Công an (quần áo vàng), còn Quang B bận đồ xơ-vin. Đến nơi đã thấy cụ Hưng Chủ tịch cùng ông Cáp Xuân Diệm, Phó giám đốc CAHN, đang ở đó. Vừa thấy tôi, cụ vẫy tay vào. Vì bận sắc phục nên cảnh sát bảo vệ cho tôi vào ngay, còn Quang bị chặn ở ngoài.
Cả tòa nhà chính bị trúng rốc két, đổ ập xuống. Khói bom nghi ngút, gạch đá lổn nhổn, hoang tàn. Cả tấm sàn nhà lớn sụp đổ, nghiêng 1 góc. Tôi theo cụ Hưng trèo vào bên trong thì thấy thân hình 1 phụ nữ người Ả Rập trần như nhộng, máu me bê bết, chỉ còn mỗi một bên chân. Vội bế cả thân hình ấy mang ra xe cứu thương. Lập tức xe chở nạn nhân về Bệnh viện Saint Paul. Trong nhà xác, thân thể người phụ nữ nằm lẫn nạn nhân người Việt. Vội quay lại chỗ cũ.
Thấy cụ Hưng vẫn đang loanh quanh nơi đây, tôi thưa: "Vẫn còn một phần thi thể của cô ấy, bác ạ". "Thế thì tìm đi!", cụ chỉ thị. Nhìn theo hướng bom hắt từ phía cửa sổ, tôi lần mò, tìm kiếm. Đúng hướng ấy, sát hàng rào thấy cái rèm. Lật rèm lên, thấy cái chân đầy máu. Mấy phóng viên nữ người nước ngoài theo sát tôi hốt hoảng, ồ lên, lấy 2 tay che mặt. Lại chính tôi lại bê cả cái chân phải của cô về Saint Paul.
Xong việc, trở về đồn 17 Hàng Đậu. Gặp chỉ huy, tôi bị nạt: "Tại sao anh bỏ vị trí chiến đấu? Anh bỏ đi đâu cả trưa nay?". Chả biết trả lời sao, tôi đưa ra 2 bàn tay đầy máu.
Chuyện ấn tượng quá! Anh em cầu thủ QĐ nên kể nhiều những chuyện khác ngoài sân cỏ như trên. Chẳng ai ngờ được, vì mọi người cứ tưởng chúng ta chỉ biết đá bóng,tưởng chí có 'quyết đấu, quyết thắng' mà thiếu tấm lòng nhân ái, lòng quả cảm trước đạn bom, chết chóc, hy sinh...Chắc còn nhiều chuyện cảm động lắm vì lứa cầu thủ QĐ65 rơi đúng vào thời điểm đạn bom ác liệt lắm mà các lứa cầu thủ sau 1975 thì chẳng bao giờ phải gánh chịu, nhật là lứa cầu thủ bây giờ, chắc rằng khi họ nghe câu chuyện trên, họ tưởng đó là chuyện ở Afghanistan!
Trả lờiXóa