Trước trận bán kết C1 München và Real. |
Chục năm gần đây, do truyền thông nước nhà có tốt hơn nên cũng thi thoảng qua VTV4 hoặc mạng Internet VTC mà người Việt ở nước ngoài xem được bóng đá trong nước. Cũng có khi, bà con mình ở Đức nhờ qua VTC mà xem chùa được các trận đấu tại sân cỏ Tây Ban Nha hoặc Anh do nước chủ nhà chỉ phát trên các kênh phải trả tiền!
Bóng đá Việt nam vào lúc này , xin miễn bình luận vì quả là có rất ít điều để nói.
Giữa hai hiệp - bia! |
Nền bóng đá, các đội bóng, các ngôi sao… than ôi, ở ngoài nhìn vào, thấy đì đẹt, thấp bé và kém cỏi, nhiều lùm xùm, lắm skandal. Cầu thủ thứ 12 trên sân thì ê chề những lỗi lầm, sai sót. Kẻ được giao cầm cân nẩy mực cho trận đấu thường lại là kẻ phá bĩnh, bóp ngẹt trận đấu bằng những tiếng còi vớ vẩn do trình độ thấp hoặc do cố ý thiên vị.
Bóng đá Việt nam lúc này, duy nhất có thể ca ngợi là lòng yêu mến túc cầu của cổ động viên. Họ là cầu thủ thứ 13 của trận đấu.
(Ngoài ra có thể thấy thêm hình ảnh bóng đá VN trong các hồi tưởng, chuyện kể thời dĩ vãng đầy kiêu hãnh của các cựu cầu thủ vang bóng một thời, trên các trang báo mạng điện tử: Cựu cầu thủ bóng đá Hà-Nội, Cựu cầu thủ Quân đội TP-Hồ Chí Minh, Bóng đá Hà Nội –Phương Nam… Điều tâm đắc này, xin được có lời bình trong một dip sau).
Cũng là ở ngoài nhìn vào, xin chứng minh sự ca ngợi đối với CĐV VN là ở chỗ: Các trận bóng trên lãnh thổ châu Âu lệch giờ so với Việt nam, nhưng ở VN, việc thức qua đêm chờ tới 4-5 giờ sáng để mà thỏa mãn hò hét , tán thưởng là một chuyện rất bình thường.
Các kênh truyền thông VN dù kinh tế eo hẹp nhưng không thể bỏ qua việc mua bản quyền truyền hình các trận đấu trên sân cỏ Anh, Châu Âu và thế giới. Họ phục vụ khán giả bóng đá nhưng họ cũng thừa biết, với lượng khách hàng quá đông, đây là cơ hội để PR cho kinh doanh thu lợi.
Mừng cho München, Đức Dũng thắng 20.000 (?). |
Nhưng, thú thật, do nền bóng đá thấp nên những trận như vậy hiếm hoi, vào trận thường là „Thử kêu, đốt tịt“ , đội nhà thường thua nên cũng mất hứng! Trước trận đấu truyền thông bình luận tâng bốc bao nhiêu thì sau trận lại vùi dập, chê bai, miệt thị bấy nhiêu! CĐV máu lửa, bốc đồng, cục bộ nhất thời nhưng không mấy máu thịt, kiên định với đội nhà, với thần tượng.
Bây giờ xin kể về bóng đá và CĐV bóng đá VN tại Berlin.
Cũng là do môi trường và hoàn cảnh thôi. Ở nước ngoài nào có ai bạo mồm nhận đội này, đội kia là đội nhà, đội ruột của mình! Ham mê bóng đá thì xem, thấy các ngôi sao sân cỏ nổi tiếng mà giá trị đôi chân của họ tới trăm triệu Đôla, thấy hình ảnh các huấn luyện viên sau khi đã vắt óc bày đặt chiến thuật cho trận đấu, linh cảm thấy sự bất lực, họ quỳ gục trên sân cỏ cầu trời ban cho đội mình vận may cuối cùng… thì người xem bị hấp dẫn, lôi cuốn và đồng cảm. Thái độ lập trường kiểu này giống như thời cách đây 2-3 chục năm, người xem VN trước các trận đấu bóng đá quốc tế thường được nhắc nhở về tinh thần Quốc tế hữu nghị, sau trận đấu thì được bình luận là „Khán giả vô tư cổ vũ hai bên„! Kết quả thắng thua sau trận đấu dửng dưng với khán giả.
Người Việt còn ham mê chơi bóng ở Berlin khá đông. Các cầu thủ tổ chức nhau thành một Câu lạc bộ có nội qui rất chặt chẽ. CLB lấy tên là VLC với dụng ý: Tập hợp nhau để lấy bóng đá làm vui, rèn luyện thể lực, giải tỏa Strees sau lao động và chính từ bóng đá, tao nên cơ hội cho các sinh hoạt cộng đồng. VLC người ngoài được giải thích theo nghĩa „Vui Là Chính“, người trong cuộc đùa nhau thì bảo “Vợ Là Chính“…
Xin gửi hình ảnh vài gương mặt mà các anh em ở nhà có quen biết để dễ nhận ra những Đỗ văn Phúc, Phan Đức Dũng, Trần Đình, Đạt, Hải, Khôi…
Bài sau, kể tiếp chuyện xem và chơi bóng của VLC ở Berlin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.