Theo tin từ VFF, sau cuộc họp chiều nay, kết quả: Ông Ngô Lê Bằng trúng cử vào vị trí Tổng thư kí VFF với số phiếu 15/17.
Xin chúc mừng Ngô Lê Bằng, đồng đội của CLB CCTQĐ TpHCM!
Nhãn
- A Điều lệ CLB (1)
- Ẩm thực (6)
- B Danh sách CLB (1)
- Bài hát chế (7)
- C Thành lập CLB (6)
- Ca khúc hay (9)
- CAHN - tư liệu (10)
- Chuyện lạ (11)
- Chuyện xưa (20)
- Du lịch (4)
- Đọc báo mạng (16)
- Đời cầu thủ (17)
- Euro 2012 (9)
- HPHN 2012 (12)
- Khoa học Công nghệ (5)
- Người hâm mộ (3)
- Nhạc cổ điển (2)
- Phim CMT8 (1)
- Phóng sự - Ký sự (12)
- PKKQ - Tư liệu (1)
- QK3 - tư liệu (3)
- QK4 - tư liệu (2)
- Sức khỏe (11)
- Sưu tầm (16)
- Tản văn (5)
- Thể Công - tư liệu (37)
- Thông báo (37)
- Tiếu lâm (99)
- Tin buồn (2)
- Tin tức (92)
- Trang Thơ (2)
- Tư liệu lịch sử (6)
- Vang bóng 1 thời (2)
- Văn hóa - Nghệ thuật (13)
- Video (20)
- WC 2018 (1)
Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
Động vật cũng biết cười (ST: VT)
Nếu nhìn những bức ảnh này, các bạn sẽ thấy
không chỉ có con người mới biết cười mà ngay cả cá, mèo, ngựa... cũng biết nở
nụ cười khi hạnh phúc.
Cười... (ST: TV)
Khóc vì ngoại tình
Chàng trai vừa đi công tác một tháng ở Paris về, gặp
một người bạn. Anh bạn hỏi:
- Sao? Đi nước ngoài sướng không? Có chuyện gì hay kể nghe với! Này, mà sao
mắt cậu đỏ hoe thế?
- Hôm đầu tiên ở Paris, mình làm quen với một người phụ nữ xinh đẹp. Tối hôm
đó nàng đồng ý về khách sạn cùng mình. Sáng hôm sau, tỉnh dậy, mình thấy nàng
ngồi ở mép giường và khóc. Khi mình hỏi, nàng mới kể rằng nàng là gái có chồng,
chồng nàng đang đi công tác xa, và nàng đang vô cùng đau khổ, ân hận về cái việc
xấu xa bẩn thỉu, thú vật đã xảy ra tối hôm qua. Nghe đến đây, mình cũng chợt
nhớ đến vợ mình, mình cũng cảm thấy vô cùng ân hận, và mình đã ngồi khóc cùng
nàng. Rồi bọn mình chia tay nhau.
- Việc đó xảy ra cách đây đã một tháng, sao hôm nay mắt cậu vẫn còn đỏ?
- Nhưng suốt một tháng trời, hôm nào
cũng như vậy!
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
Đàn ông ai cũng mê! (ST)
Ngày 26/2 tại Viña del Mar
(Chi lê) đã diễn ra cuộc thi vòng 3 đẹp nhất. Hàng trăm cô gái đã có mặt
đăng ký tham dự và tất cả đều mặt trang phục do nhà tài trợ cung cấp.
Đó là một chiếc áo phông trắng cách điệu và 1 chiếc quần chip màu đen
“thông minh” – thiết kế khoe khéo ưu điểm vòng 3 một cách hoàn hảo nhất.
Ranh... ngôn (ST)
Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền;
Đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.
- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể;
Đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.
- Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông;
Đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
Đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.

- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể;
Đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.

Đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
Chưa đi... (nốt)
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết nó to thế này!
Khách ta, khách Nhật, khách Tây…
Nếu mà du lịch đút ngay Cửa Lò
Chưa đi chưa biết Cát Bà
Đi rồi mới biết không bằng... bà nhà tui!!!
Có anh còn hát chèo văn:
Ngoài Bắc nó có Tuần Châu (í i ì i)
Trong Nam ta có Vũng Tàu, Côn Lôn (ốn ôn ôn ốn ồn ôn ôn!).
Gương mặt các danh thủ
MỜI CÁC BẠN CÙNG HÁT CHO VUI ! (Trần Đình Ngân)
Nhạc chế theo bài "Đoàn Vệ Quốc Quân một
lần ra đi. Dù
có mong chi đâu ngày trở về...".
Yêu cầu hát thật to, thành lời thì
mới ra cái gì mà ông Bí thư dặn là phải đem về!
…Hội diễn năm nay lên đường đi
thi
Đ/c Bí thư đến bên dặn dò:
"Đi thi, đi thi phải
giành GIẢI lớn
Đi thi, đi thi
giành GIẢI phải to!"
Mình lên sân khấu
Mình
quậy thật nhiều,
Mình lên
sân khấu
Mình
mặc thật nghèo
Thì
GIẢI phải to
GIẢI to, GIẢI to - cả làng ra đón
GIẢI to GIẢI to - mình sướng không em !
(Thằng
kia mất nết mày rình rập gì ?) 2 lần
Mày chết với tao !
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
Ở xứ Lạng
Đọc Chuyện đời bi thương của anh Vũ Mạnh Hải viết trên Cựu cầu thủ HN về số phận lão tướng Nguyễn Thông đầy bất hạnh, làm nhớ ngay những ngày sống trên Lạng Sơn...
Hè 1970 tập trung lên Trường VHQĐ ôn thi đại học. Với cánh lính trẻ Trỗi vừa thi tốt nghiệp xong nên chả chăm chú chuyện sách vở, cứ phải tìm xem sân bóng ở đâu, bơi lội chỗ nào, phở ở đâu ngon, chợ Đông Kinh có bán gì...
Ở ngay cạnh trường là sân vận động rất đẹp, cỏ xanh rì. Chiều nào cũng ra quần thảo.
Thỉnh thoảng đội Thanh niên Xứ Lạng hay vào đá giao hữu với đội trường do lão tướng Lê Hà (gốc QK Hữu Ngạn) làm đội trưởng. Đội Thanh niên Xứ Lạng do lão tướng Nguyễn Thông xây dựng, có nhiều cầu thủ người Hoa, đá rất hay. Trận nào cũng căng thẳng.
Ngày đó phong trào bóng đá của thị xã vùng biên này nổi tiếng khắp nước, dù chỉ hạng B. Mỗi lần thấy cầu thủ Nguyễn Thông dắt bóng là dân chúng xì xào: "Ông Thông đấy, ông Thông đấy. Đá hay thế!...". Bác Thông để lại sự kính phục cho khán giả hâm mộ túc cầu.
Trường VHQĐ đóng quân trong Thành cổ, ở "bên tỉnh" - ý nói: khu vực hành chính, có nhiều cơ quan của tỉnh: UBND, Tỉnh ủy, Tòa án... đóng. Còn qua bên kia sông Kỳ Cùng là Đông Kinh. Sân vận động thị xã cũng nằm bên đó, cạnh 1 quả núi nhỏ. Nay mới biết danh thủ Nguyễn Thông ngụ trong 1 góc nhà nho nhỏ ngay khuôn viên sân và cũng đi tại chính nơi này!
Quay lại Lạng Sơn những năm 2000, thấy khác xưa nhiều. Sân Đông Kinh xây lại, to lừng lững, đối diện với chợ mới. Cả khu Thành cổ bị chia 5 xẻ 7, thành khu dân cư. Chỉ còn mỗi cổng Nam cùng 2 khẩu thần công và bức tường thành còn nguyên vẹn. Đó là những gì còn lại của xứ Lạng xưa.
Hè 1970 tập trung lên Trường VHQĐ ôn thi đại học. Với cánh lính trẻ Trỗi vừa thi tốt nghiệp xong nên chả chăm chú chuyện sách vở, cứ phải tìm xem sân bóng ở đâu, bơi lội chỗ nào, phở ở đâu ngon, chợ Đông Kinh có bán gì...
Ở ngay cạnh trường là sân vận động rất đẹp, cỏ xanh rì. Chiều nào cũng ra quần thảo.
Thỉnh thoảng đội Thanh niên Xứ Lạng hay vào đá giao hữu với đội trường do lão tướng Lê Hà (gốc QK Hữu Ngạn) làm đội trưởng. Đội Thanh niên Xứ Lạng do lão tướng Nguyễn Thông xây dựng, có nhiều cầu thủ người Hoa, đá rất hay. Trận nào cũng căng thẳng.
Ngày đó phong trào bóng đá của thị xã vùng biên này nổi tiếng khắp nước, dù chỉ hạng B. Mỗi lần thấy cầu thủ Nguyễn Thông dắt bóng là dân chúng xì xào: "Ông Thông đấy, ông Thông đấy. Đá hay thế!...". Bác Thông để lại sự kính phục cho khán giả hâm mộ túc cầu.
Trường VHQĐ đóng quân trong Thành cổ, ở "bên tỉnh" - ý nói: khu vực hành chính, có nhiều cơ quan của tỉnh: UBND, Tỉnh ủy, Tòa án... đóng. Còn qua bên kia sông Kỳ Cùng là Đông Kinh. Sân vận động thị xã cũng nằm bên đó, cạnh 1 quả núi nhỏ. Nay mới biết danh thủ Nguyễn Thông ngụ trong 1 góc nhà nho nhỏ ngay khuôn viên sân và cũng đi tại chính nơi này!
Quay lại Lạng Sơn những năm 2000, thấy khác xưa nhiều. Sân Đông Kinh xây lại, to lừng lững, đối diện với chợ mới. Cả khu Thành cổ bị chia 5 xẻ 7, thành khu dân cư. Chỉ còn mỗi cổng Nam cùng 2 khẩu thần công và bức tường thành còn nguyên vẹn. Đó là những gì còn lại của xứ Lạng xưa.
Chuyện nhặt nhạnh
1. Trong đội hình Thể Công lứa 1965 có đến 14 cầu thủ gốc Tp Cảng. Nào Mỵ, Mộc, Bội, Thêu, Vân, Xuân, Giao, Minh "hề", Minh "xề", Cung, Sắc, Long...
2. Bát gà tần
Sau trận QK3 và Xi măng HP, đội bạn chiêu đãi. Có nhiều món ngon nhưng cũng đã cạn vì quân ta ăn quá khỏe. Thấy bát gà tần thuốc bắc, Vân "xế" thọc cả bàn tay, móc cái đùi lên tới tận "nách" chú gà, đưa cho Minh "hề": "Tranh thủ xơi đi. Ngon phết!".
Minh "hề" hiểu ý cũng "móc tận nách" đưa phần còn lại cho Vân. Vậy là "trọn bộ" bị 2 cầu thủ "quá thương yêu nhau" xơi hết.
3. Xới cơm
Thủ môn Mộc nhờ Vân "xế" múc bát cơm và chan hộ canh. Biết bạn có thói ăn quen ăn húp, Vân xới cơm xong, lấy muôi múc nước canh (nay gọi là "nước lèo") nhưng chọn phần đầy váng mỡ, cho tới đầy miệng bát.
Vội ăn, Mộc húp đến xoạt. Mẹ ơi, bỏng cả mồm!
2. Bát gà tần
Sau trận QK3 và Xi măng HP, đội bạn chiêu đãi. Có nhiều món ngon nhưng cũng đã cạn vì quân ta ăn quá khỏe. Thấy bát gà tần thuốc bắc, Vân "xế" thọc cả bàn tay, móc cái đùi lên tới tận "nách" chú gà, đưa cho Minh "hề": "Tranh thủ xơi đi. Ngon phết!".
Minh "hề" hiểu ý cũng "móc tận nách" đưa phần còn lại cho Vân. Vậy là "trọn bộ" bị 2 cầu thủ "quá thương yêu nhau" xơi hết.
3. Xới cơm
Thủ môn Mộc nhờ Vân "xế" múc bát cơm và chan hộ canh. Biết bạn có thói ăn quen ăn húp, Vân xới cơm xong, lấy muôi múc nước canh (nay gọi là "nước lèo") nhưng chọn phần đầy váng mỡ, cho tới đầy miệng bát.
Vội ăn, Mộc húp đến xoạt. Mẹ ơi, bỏng cả mồm!
Luyện tập sáng chủ nhật 26/2
Nghỉ giữa giờ, đội già bàn đấu pháp. |
Đội già của bác Hinh dẫn bàn trước do công của tiền đạo Vân, đội trẻ phải đuổi theo gỡ. Tuy bị dẫn nhưng đội trẻ có 2 cú sút thành bàn thắng "rất đẳng cấp" của bác Sắc và quả 1 chạm của Kiến Quốc từ đường chuyền lật cánh của bác Sắc. Hiệp kết thúc 4-2 nghiêng về đội già.
Hiệp 2 đội trẻ có 2 quả đánh lừa thủ môn Minh "hề" quá thành công, từ quả tạt của Tuấn "khàn" và quả chọc khe của cháu Cương. Cũng lại Kiến Quốc thực hiện động tác giả che người và "mắt lác, đảo chân", đưa bóng vào lưới.
Tuy nhiên sau 60' thi đấu, đội già vẫn thắng 7-5.
Đội trẻ vẫn phơi nắng và hút thuốc vặt. Cũng thử "đút lót" trọng tài Thêu mà không ăn thua. |
Tuấn "khàn", nhà tổ chức các pha tấn công, hôm này cũng có quả "mắt lác" thành bàn thắng. |
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012
Ghen với chó (ST: Trần Đình Ngân, Berlin)
Xin gửi mấy ông bạn ham yêu bóng đá như anh em nhà Ba Đẻn, Thành
Voi, Phúc Cóc, Đức Dũng..., nhóm Bóng Đồ tưởng nhớ sân Cột Cờ của Kiến
Quốc, Hội Lấy bóng làm Vợ VLC-Berlin của Đỗ Văn Phúc, Thạch Lùn (ở
Berlin Đức)... hay những cao niên 4-5 chục sọi như nhóm Thái (Hóa) của
Học viện KTQS vẫn tuần tuần kéo nhau đập bóng thình thịch trên sân xi măng...
Sau trận đá, quây tụ bia bọt. Mời các bố hãy đọc chuyện "Ghen với chó" để bình xem
cái cảnh vợ mấy ông có ghen giống cái cô vợ ông Cường trong chuyện này
không? Vì xem ra, cái cách các ông mê bóng cũng na ná như cách cha Cường
mê con Bom. Đoán xem đến bao giờ thì "một là EM, hai là NÓ, anh chon
đi!".
Chuyện vui GHEN VỚI CHÓ
"Em và chó, anh chọn ai?".
Tình địch của các bà
vợ không phải lúc nào cũng là những cô gái mắt xanh mỏ đỏ hay ngực nở, chân
dài. Chuyện của Loan là một ví dụ. Cô ra sức cạnh tranh những vẫn không lại với
con chó tên Bom.
Chia tay anh Đức Dũng
Chiều qua, BS Tăng Lực (Bệnh viện TSN) và các bác Trỗi k5 chia tay anh Dũng tại Vườn Phố. Sau khi tập xong, tôi cũng chạy qua. Gặp cả anh Nguyễn Văn Hoàng Đạo, Chủ tịch Bệnh viện và Nghị "phệ" bạn tôi ở đó. Vậy là những ngày tại VN năm nay của anh Dũng đã hết. Người cứ như chim, mai mốt lại bay về "bển". Qua anh đã gửi "lời chào bằng lời" tới bạn bè FC.VLC-Berlin.
Lại... chưa đi
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như Đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đôn Lầm như chơi
Nghe đồn nức tiếng Cà Mau
Đến rồi mới biết không đâu bằng nhà,
"Cà nhà" tuy có hơi già
Nhưng là... "cà chậm", không là
"cà mau"!!!
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012
Trên sân cỏ (Minh "hề")
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012
Cái Của Ai Bé Nhất ??? (ST)
"Của tôi nhỏ bé nhất đời,
Vợ tôi sờ mó, nghịch chơi cả ngày"
Ông kia gân cổ nói ngay:
"Của tôi cực bé, gọn tay dễ cầm,
cô em gái vợ khoái thầm,
ghé tai nó cứ xì xầm mượn… chơi"
Ông khác ngoác miệng chen lời:
"Của tôi khỏi nói, thôi rồi bé teo,
em hàng xóm cứ mè nheo,
anh cho em thử kì kèo ỉ ôi"
Cãi nhau ỏm tỏi một hồi
Các ông kẻ móc, người moi ra ngoài....!!!!!!!!
Thì ra là cái Mobile phone đời mới mảnh mai - nhỏ gọn.
Vợ tôi sờ mó, nghịch chơi cả ngày"
Ông kia gân cổ nói ngay:
"Của tôi cực bé, gọn tay dễ cầm,
cô em gái vợ khoái thầm,
ghé tai nó cứ xì xầm mượn… chơi"
Ông khác ngoác miệng chen lời:
"Của tôi khỏi nói, thôi rồi bé teo,
em hàng xóm cứ mè nheo,
anh cho em thử kì kèo ỉ ôi"
Cãi nhau ỏm tỏi một hồi
Các ông kẻ móc, người moi ra ngoài....!!!!!!!!
Thì ra là cái Mobile phone đời mới mảnh mai - nhỏ gọn.
Nghệ thuật tranh vẽ trên tường (ST: Đạt bột)
Tranh vẽ trên tường
Người ta có thể chiêm ngưỡng hàng trăm bức tường được tô vẽ tại Lyon. Có hai công ty đảm nhận thực hiện các bức tường trong thành phố: La Cité de la Création và Mur’Art, người ta đã trang điểm cho một số bức tường bịt kín không có cửa sổ xấu xí thành những tác phẩm hoành tráng nhìn xa trông như thật.
Fresque des Canuts
Chưa đi... (tiếp)
Đời cầu thủ được đi nhiều nơi nên có "thẩn":
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ
Chưa đi chưa biết Hải Dương.
Đi rồi mới biết cũng thường như ai
Chỉ có là cái hưởng dai
Ông già biết hưởng, cậu trai biết sài
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Đội hình Thể Công năm 1959
Vừa mail ra tận HN nhờ anh Sĩ Hiển và gọi tới nhà lão tướng... xác nhận tên tuổi các cầu thủ, cán bộ Thể Công của tấm ảnh "Trồng cây chuối":
- Hàng ngồi từ trái sang: Phạm Tất Thắng-Nguyễn Thành Đô-Trương Tấn Bửu-Hứa Tấn Hỷ.
- Hàng đứng 1: Bác sỹ Tống Trần
Huyến-Nguyễn Minh Tâm (hỏa tiễn)-Nguyễn Minh Cảnh-Nguyễn Thanh Tiền-Ngô
Xuân Quýnh-Nguyễn Ngọc Minh-Lê Nhâm-Mai Xuân Phán (mũ cối).
- Hàng đứng 2: Nguyễn Văn Út (để tay ngang)-Trần Tương Lai-Nguyễn Minh Mẫn-Trương Vinh Thăng-Diệp Phú Nàm.
- Hàng đứng 3: Bùi Đức-Trương Tấn Nghĩa (cao nhất)-Trần Công Thành.
Đội vừa đá thắng Trường Huấn luyện: 2-0. Ảnh chụp năm 1959, tại Sân bay Bạch Mai.
Thể Công và các bạn Hung (Minh "hề")
Trận chung kết Giải vô địch quốc gia 1987 (NTC)
Sau hơn 4 tháng tổ chức Giải bóng đá toàn quốc (từ ngày 1.3.1987), trận chung kết giữa hai đội Câu lạc bộ quân đội (CLBQĐ) và Quảng Nam Đà Nẵng (QNĐN) được ấn định vào ngày 7.6 tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình - quê hương của Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Đã 25 năm nhưng không khí ngày hội bóng đá lớn nhất năm đó vẫn còn dư âm trong tâm trí những người tham gia trận đấu.
![]() |
Thể Công vô địch quốc gia năm 1987, trên sân Nghĩa Bình. |
Phú vè của MX
Anh MX từng gửi mấy câu vè về sống lâu, uyên bác, "thầu dầu" và hạnh phúc. Nay xin hưởng ứng:
Đừng gọi anh là chú
Anh chẳng thích thế đâu
Tuổi chúng mình cách nhau
Vẫn chưa đầy 3 giáp
Để hôm nào trời mát
Thử cái ấy xem sao
Nếu mà nó không vào
Hãy gọi anh bằng chú!
Đừng gọi anh là chú
Anh chẳng thích thế đâu
Tuổi chúng mình cách nhau
Vẫn chưa đầy 3 giáp
Để hôm nào trời mát
Thử cái ấy xem sao
Nếu mà nó không vào
Hãy gọi anh bằng chú!
Đội tuyển Thanh niên Miền Bắc 1977 (Duy Lễ)
Đó là tư liệu tôi lưu giữ được, xin tặng CLB CCTQĐ. Trong đó có gương mặt của nhiều bạn bè và các em, các cháu thân thiết.
![]() |
Tuyển Thanh niên trên sân Hàng Đẫy 1977. |
Hàng đứng (từ trái sang): Thông (Quảng Ninh), Học vẹo (Bưu điện), Huy (PKKQ), Phương "tròn" (Đường sắt), Phúc "cóc" (Quân đoàn 1), Kiệt lõ (Bưu điện), Chính cối (Đường sắt),
Thành Voi (PKKQ), Văn Hùng (CAHN), Ninh đen (Cảng HP), Hòa (CAHN), HLV Lê Thế Thọ.
Thành Voi (PKKQ), Văn Hùng (CAHN), Ninh đen (Cảng HP), Hòa (CAHN), HLV Lê Thế Thọ.
Hàng ngồi (từ trái sang): Giang đen (Bưu điện), thủ môn Thành Sport (CAHP), Mầu (Quảng Ninh),
Thành chim (QK1), Cường kinh (CAHN), Nhã tròn (CAHN), Thành Z (CAHP), Tuấn (Quân đoàn 1), Đăng (Bưu điện)
Thành chim (QK1), Cường kinh (CAHN), Nhã tròn (CAHN), Thành Z (CAHP), Tuấn (Quân đoàn 1), Đăng (Bưu điện)
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Tiểu thuyết toàn "dấu huyền" (ST: Trần Trung)
Đã nghe "Tiểu thuyết toàn T" nhưng chắc gì các bác đã nghe "Tiểu thuyết toàn huyền"???
Nhà bà Thìn và nhà bà Đào cùng làng.
Vườn nhà bà Thìn gần vườn nhà bà Đào.
Vườn nhà bà Thìn trồng hành, vườn nhà bà Đào trồng cà.
Gà nhà bà Đào vào vườn nhà bà Thìn đào hành, mèo nhà bà Thìn cào cà nhà bà Đào.
Bà Đào buồn phiền, trèo tường, luồn vào buồng nhà bà Thìn.
Chồng bà Thìn nằm giường, thều thào: "Này bà Đào, bà làm gì thì... mình cùng làm!".
Nhà bà Thìn và nhà bà Đào cùng làng.
Vườn nhà bà Thìn gần vườn nhà bà Đào.
Vườn nhà bà Thìn trồng hành, vườn nhà bà Đào trồng cà.
Gà nhà bà Đào vào vườn nhà bà Thìn đào hành, mèo nhà bà Thìn cào cà nhà bà Đào.
Bà Đào buồn phiền, trèo tường, luồn vào buồng nhà bà Thìn.
Chồng bà Thìn nằm giường, thều thào: "Này bà Đào, bà làm gì thì... mình cùng làm!".
Nhắc lại lời chúc đầu năm của anh Lễ
Người ta đã tổng kết:
1- Chỉ hút thuốc, không uống R như nguyên soái Lâm Bưu chỉ thọ 63.
2. Chỉ uống R, không hút thuốc như Chu Ân Lai chỉ thọ 73.
3. Vừa uống R, vừa hút thuốc: Mao Trạch Đông - 83.
4. Vừa uống R, vừa hút thuốc, vừa đánh bài: Đặng Tiểu Bình - 93.
5. Vừa uống R, vừa hút thuốc, vừa đánh bài, lại có cả vợ bé: Trương Học Lương - 103.
6. Không uống R, không hút thuốc, không đánh bài và không bạn gái, chỉ là người tốt làm việc tốt: chiền sĩ giỏi Lôi Phong - 23.
Vậy tùy bạn chọn cách sống cho mình!
1- Chỉ hút thuốc, không uống R như nguyên soái Lâm Bưu chỉ thọ 63.
2. Chỉ uống R, không hút thuốc như Chu Ân Lai chỉ thọ 73.
3. Vừa uống R, vừa hút thuốc: Mao Trạch Đông - 83.
4. Vừa uống R, vừa hút thuốc, vừa đánh bài: Đặng Tiểu Bình - 93.
5. Vừa uống R, vừa hút thuốc, vừa đánh bài, lại có cả vợ bé: Trương Học Lương - 103.
6. Không uống R, không hút thuốc, không đánh bài và không bạn gái, chỉ là người tốt làm việc tốt: chiền sĩ giỏi Lôi Phong - 23.
Vậy tùy bạn chọn cách sống cho mình!
Kỉ niệm với Norodom Sihanouk
Nhân dân ta rất biết ơn Hoàng gia Campuchia đã cho ta đóng quân, xây dựng những căn cứ hậu cần ngay trên đất Miên cuối những năm 60.
Đầu những năm 1970, Norodom Sihanouk bị Kh'mer đỏ đảo chính, gia đình phải lánh nạn sang VN. Với tình cảm của nhân dân ta với ông, Tết nào ở HN cũng tổ chức những trận bóng đá phục vụ.
Cựu thủ môn Duy Lễ còn giữ được tấm ảnh khi các cầu thủ 2 đội mang hoa lên cảm ơn và tặng các vị khách quý vào dịp Tết 1971. Trên khán đài A còn có Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều quan chức. Ngày xưa mới có cảnh cầu thủ lên khán đài như thế, còn nay thì chả thấy.
Đầu những năm 1970, Norodom Sihanouk bị Kh'mer đỏ đảo chính, gia đình phải lánh nạn sang VN. Với tình cảm của nhân dân ta với ông, Tết nào ở HN cũng tổ chức những trận bóng đá phục vụ.
Cựu thủ môn Duy Lễ còn giữ được tấm ảnh khi các cầu thủ 2 đội mang hoa lên cảm ơn và tặng các vị khách quý vào dịp Tết 1971. Trên khán đài A còn có Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều quan chức. Ngày xưa mới có cảnh cầu thủ lên khán đài như thế, còn nay thì chả thấy.
Số phận người em (Trần Đình Ngân - Berlin)
Anh Bùi Nam từng đá Thiếu niên Hải Phòng những năm đầu 1960, sau lên trường Trỗi rồi học Đại học Quân sự. Những năm 1970 về đá Sao Mai, chơi thân với nhiều anh Thể Công trẻ. Số phận anh Nam thật trớ trêu. Gặp nhau cuối năm rồi, ai cũng ngỡ ngàng khi nghe tin anh Nam đã đi xa. Nay xin đăng bài viết này để các anh cùng nhớ đến 1 đồng đội thân thiết! (BBT).
Bùi Nam (đứng thứ 4 từ trái) khi về trường học Cấp phó Kỹ thuật, dự Giải Bộ Đại học 1978. |
Trận đấu Gialai-Kontum gặp CN Nghĩa Bình (Giải Trường Sơn 76 tại Huế)
Hàng đứng (từ trái sang): HLV Hưng, Nam, Đức, Thiện, Tỏa, Trung, Quý, Tạo, Đạt, Mỹ vị, Cung (thủ môn),
Phạm Văn Tuấn (Tổng cục phó TC TDTT), Vân phở.
Phạm Văn Tuấn (Tổng cục phó TC TDTT), Vân phở.
Hàng ngồi (từ trái sang): Ngữ (thủ môn), Thi (thủ môn), Thái già, Hùng lùi, Bính tây, Gia, Dũng.
Đội Thiếu niên Hải Phòng (Bãi Bonan 1964)
Hàng đứng (từ trái sang): HLV Nguyễn Trọng Nhân, Thắng con, Thanh lùn,Thắng lasi, Đại lợn, Quang cao, quang ổi, Nhân con, Liệu, Suốt đậu, Ninh say, Hùng bò.
Hàng ngồi (Từ trái sang): Long tô, Khuê, Tuấn đen, Năm (em Đức di), Diệu, Cung (Thủ môn), Phong ngựa, Cường kính coong, Tiến, Triển du lịch.
Tôi với đội bóng đá Thể Công (KQ)
Đội Sao Đỏ năm 1972 tại sân Vĩnh Yên. Thầy Bùi Đức là HLV (đứng thứ 3 từ trái). |
Những cô gái với những câu chuyện kỳ lạ làm xôn xao trong suốt một năm qua... (ST: TV)
Seol
Yoo Kyung, 28 tuổi, người Hàn Quốc, là cô gái được gắn với biệt danh
“cô nàng sợ tắm”. Vì theo như lời cô kể thì suốt 16 năm qua, cô gái này
không hề tắm rửa.
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
Già... thơ (ST)
Đầu xuân mới mời xơi rong biển
Xơi xong rồi nói chiện tào lao
Ơn Trời có được là bao,
Mỗi ngày mỗi chiện lao xao thỏa tình.
Mấy anh già thành tinh thành quái
Đã khọm rồi muốn lại hồi xuân
Hữu tâm bất lực cái thân!
Chỉ giương mắt ếch trân trân mà nhìn.
Căng bóng cặp đào tơ đang chín
Trĩu trên cành muốn nhịn được sao?
Lại thêm lạch nước rào rào,
Rong xanh chen lá cỏ ngào ngạt thơm.
Nghĩ càng tủi cái thân "liệt sĩ",
Anh chưa già em nghỉ hưu non!
Đồi cao ngựa mỏi chân bon,
Khe sâu theo dõi dấu mòn tìm rong.
Thôi thôi nhé còn mong chi nữa
Chốn đào nguyên đóng cửa đi tu
Đào lê hoa cỏ có dù...
Cũng đành hai chữ thiên thu ... hít hà!!!
(Đại thi hào Ba Ích - xxx)
"Hồi ký về Thể Công" của Đại tá Ngô Xuân Quýnh
Hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh
I/ Thể Công có vị cứu tinh
Định mệnh
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đưa máy bay ném bom TP Hạ Long với lý do “trả đũa việc tàu thủy QĐNDVN đánh chiến hạm Mađoc của Mỹ đậu ở vịnh Bắc Bộ” dựng chuyện, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc. Âm mưu của địch đã rõ: Tấn công nhằm hạn chế sự tiếp viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam.
Mặc dù vẫn hoạt động bình thường tại khu vực sân Cột Cờ nhưng Thể Công đã bắt đầu tinh thần sẵn sàng hoạt động theo thời chiến.
Thể Công và các CLB bóng đá trong QĐ trên '90phut.net'
Mời vào đây! Chúng tôi đã link trang này vào mạng chúng ta (xem Danh sách blog).
Báo Mới đơi !!!
Để tăng tính thời sự xã hội, trang mạng CCTQĐ đã linh "Tin nóng - Báo Mới" vào danh sách blog. Mời bạn đọc đón xem!
Học văn hóa, không đâu như Thể Công (Minh "xề")
Năm 1965, đoàn Thể Công tuyển lứa cầu thủ trẻ từ 13, 14 đến 16, 17 tuổi,
cho tập rồi chọn cho 4 đội (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, thể dục dụng
cụ). Nhưng trình độ văn hóa không đồng đều, có em chỉ mới học lớp 5,
lớp 6; có anh đã lớp 9, lớp 10. Vậy là BTTM quyết định dạy cả văn hóa
cho cầu thủ trẻ. "Chơi thể thao không chỉ bằng tay chân, cơ bắp mà phải bằng cái đầu, phải có văn hóa. Vì vậy vào đây các em phải tiếp tục học hết chương trình phổ thông. Và đá bóng cũng chỉ có thời; sau khi giải nghệ các em còn phải học lấy 1 cái nghề. Không có văn hóa thì không học được gì cả", các cụ nói vậy để động viên anh em học tập.
Chuyện nuôi gà (Duy Lễ)
Năm 1961. Vì có ông anh là Lâm ở đội Thể Công mà xin cho tôi vào đội. Sau khi đã thử "tay nghề", lãnh đội báo cáo Cục Quân huấn và tôi nhập ngũ. Lúc đó mới 20.
Năm chiến tranh phá hoại, tưởng chừng phải giải tán Thể Công; vậy mà không. BTTM quyết định vẫn duy trì, chuẩn bị cho ngày hòa bình.
Năm 1966, đội sơ tán về Đại Tự, phía trên Nhổn, thuộc huyện Hoài Đức, Sơn Tây. Một làng nằm ven đê sông Hồng. Thực ra cũng chỉ xa HN vài chục cây số.
Năm ấy tôi nuôi 1 cặp gà trống. Cứ cơm thừa ở bếp xin về cho gà ăn. Đến Tết cân được 6 kí, mang về cho mẹ.
Sau đó mua 2 cặp gà mái, cho đẻ, lấy trứng, cho ấp. Tính tổng cộng nở được đúng 100 chú gà. Gà cứ cục ta cục tác kiếm ăn trong vườn. Trưa đi ăn cơm về, vừa đi vừa lấy đũa gõ lanh canh vào bát sắt tráng men B52, cả đàn gà líu ríu theo sau.
Ngày đó anh Hán ở nhà bà Ba Dĩu, thấy tôi nuôi gà, anh cũng nuôi. Sau bữa ăn cũng mang bát cơm về nhưng toàn kéo ra sau nhà cho ăn riêng. Bà Ba Dĩu, chủ nhà, gặp tôi phàn nàn: "Cứ như anh thì khác, có cơm thừa về cho cả gà tôi, gà anh cùng ăn. Còn gà cái nhà anh Hán thì tha hồ ăn thóc tôi phơi ngoài sân, nhưng đến khi cho gà ăn thì anh ấy lại giấu giấu giếm giếm, sợ gà tôi nó ăn tranh".
Chuyện nuôi gà cũng là 1 kỉ niệm. (Anh Hán sau về QK Thủ đô rồi về Phòng TDTT Ba Đình).
Năm chiến tranh phá hoại, tưởng chừng phải giải tán Thể Công; vậy mà không. BTTM quyết định vẫn duy trì, chuẩn bị cho ngày hòa bình.
Năm 1966, đội sơ tán về Đại Tự, phía trên Nhổn, thuộc huyện Hoài Đức, Sơn Tây. Một làng nằm ven đê sông Hồng. Thực ra cũng chỉ xa HN vài chục cây số.
Năm ấy tôi nuôi 1 cặp gà trống. Cứ cơm thừa ở bếp xin về cho gà ăn. Đến Tết cân được 6 kí, mang về cho mẹ.
Sau đó mua 2 cặp gà mái, cho đẻ, lấy trứng, cho ấp. Tính tổng cộng nở được đúng 100 chú gà. Gà cứ cục ta cục tác kiếm ăn trong vườn. Trưa đi ăn cơm về, vừa đi vừa lấy đũa gõ lanh canh vào bát sắt tráng men B52, cả đàn gà líu ríu theo sau.
Ngày đó anh Hán ở nhà bà Ba Dĩu, thấy tôi nuôi gà, anh cũng nuôi. Sau bữa ăn cũng mang bát cơm về nhưng toàn kéo ra sau nhà cho ăn riêng. Bà Ba Dĩu, chủ nhà, gặp tôi phàn nàn: "Cứ như anh thì khác, có cơm thừa về cho cả gà tôi, gà anh cùng ăn. Còn gà cái nhà anh Hán thì tha hồ ăn thóc tôi phơi ngoài sân, nhưng đến khi cho gà ăn thì anh ấy lại giấu giấu giếm giếm, sợ gà tôi nó ăn tranh".
Chuyện nuôi gà cũng là 1 kỉ niệm. (Anh Hán sau về QK Thủ đô rồi về Phòng TDTT Ba Đình).
Đánh nhau, chuyện từ ngày đi tập huấn Triều Tiên (Minh "hề")
Minh: "Có đúng không, Thêu?". Hì... |
... Ngày đó đội ta đi tập huấn ở Triều Tiên. Chả hiểu vì lí do gì (hay là do va chạm trên sân trong giờ tập?) mà tối đó, tôi rủ Thêu ra sân tỉ thí. Hai thằng tay không, "bốc xê" nhau. Kết quả không phân thắng bại, cả 2 đều "cạp bã trầu", mũi tóe me.
Rồi ngay sau đó cả 2 thằng dẫn nhau lên sếp Quýnh thú tội: "Chúng cháu vừa đánh nhau".
- Tại sao? - sếp hỏi.
- Dạ, chả rõ. - Hai thằng lí nhí.
- Thế thì báo cáo báo cầy để làm gì?
- Dạ, có tay huấn luyện viên Triều Tiên đi qua, trông thấy, sợ nghĩ là ta mất đoàn kết nên...
- Được rồi, tớ biết để bạn có hỏi thì trả lời.
Giao lưu sau trận đấu
Giao lưu với Gold-Malt
Giám đốc Cường cùng Chủ tịch Thành Voi và 2 lão tướng Lễ, Hinh. |
Ban lãnh đạo CLB quyết định tặng quà lưu niệm - kỷ niệm chương của CCTQĐ - cho Giám đốc Cường. Cường có ông già ở quân chủng PKKQ nên thân thiết với nhiều đàn anh đội bóng PKKQ: Bội, Xuân, Mộc... Vừa làm phó giám đốc A75 sửa chữa máy bay vừa mở cửa hàng này. Cường cũng có đam mê đá bóng và lập 1 đội bóng cho nhà hàng.
Tại bữa họp mặt đội, Chủ tịch Thành Voi đã cảm ơn tình cảm của Cường dành cho CLB CCTQĐ và trao tặng kỉ niệm chương. Lão tướng Duy Lễ không quên tặng những tấm ảnh có hình Cường trong mấy tháng qua.
Trận đầu năm của CCTQĐ
Sáng qua trên sân QK7 đã có trận giao hữu của CCTQĐ với Bằng Hữu. Đội hình bạn trẻ hơn nên áp đảo ta. Bằng Hữu mở tỷ số trước trong hiệp 1, sau đó ta gỡ hòa.
Tỷ số kết thúc là 4-3 nghiêng về Bằng Hữu. Đây là trận thử đội hình chính đầu tiên của CCTQĐ.
Phóng sự ảnh do PV Duy Lễ gửi về hơi muộn. Mong được cảm thông!
Tỷ số kết thúc là 4-3 nghiêng về Bằng Hữu. Đây là trận thử đội hình chính đầu tiên của CCTQĐ.
Phóng sự ảnh do PV Duy Lễ gửi về hơi muộn. Mong được cảm thông!
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
Chưa đi... (tiếp)
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần
Mát xa rồi lại mát gần
Âm dương cách biệt một lần cao su
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Ði rồi mới biết họ giầu hơn ta
Có tắm biển, có mát xa
Có gà móng đỏ đem ra... cá liền
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết nó sang hơn mình
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có hồ be bé cho mình rửa ch... ân
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012
Giải vô địch Quốc gia năm 1987 (NTC)
Năm 1987 là năm kinh tế Việt nam cực kỳ khó khăn. Cùng với khó khăn chung về kinh tế của đất nước, chi phí tài chính cho các đội bóng Quân đội tham gia Giải vô địch quốc gia nói chung và riêng cho Thể công vì thế cũng không thể ngoại lệ.
Lượng bạn đọc đến 18/2/2012
Đến hôm nay, thứ bảy 18/2/2012, hồi 9g21' đã có 3018 lượt bạn đọc ghé thăm 'Cuucauthuqdtphcm'. Xin chúc mừng và mong có nhiều bạn đọc hơn thế cùng những đóng góp vô giá cho trang mạng này!
Xin chân thành cảm ơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Thể Công - CAHN luôn kị giơ nhau
Trước trận chung kết CAHN (áo trắng) và Thể Công, năm 1973. |
Hai đội này luôn giằng co nhau từng trận, từng điểm. "Vẫn là LLVTND!", anh cười khi có ai hỏi vì sao về đây?
CAHH đá với Thể Công tại sân Hàng Đẫy 1971. |
Trước trận thi đấu năm 197..., thủ môn Lễ vinh dự thay mặt đón đón nhận gói quà của Thị trưởng tặng toàn đội CAHN.
"Tay chơi" này giữ được nhiều tư liệu quý của cả 2 đội. Anh hứa sẽ cung cấp nhiều ảnh khi lên thi đấu trên Việt Bắc hay về các QK.
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012
Mời bạn gặp mặt CLB chủ nhật này
Theo lịch, 8g30' sáng chủ nhật, 19/2/2012, tại sân QK7 sẽ diễn ra trận thi đấu giao hữu của CLB CCTQĐ với đội Bằng hữu. Ngoài đội hình chính tham gia thi đấu, các bác già không thi đấu vẫn đá tập tại sân sau. Chủ nhật sau sẽ đá nửa sân lớn. Mời các bác chuẩn bị sức chiến đấu!
Trân trọng!
Trân trọng!
Trang mạng Thể Công FC
Như vậy trang mạng "Diễn đàn Thể Công" (Thecong Forum) đã được thay bằng "Thể Công FC" (Thecong Football Fan Club) sau mấy tháng trời tắc nghẽn.
Thành viên CLB CCTQĐ TpHCM chỉ nhấp chuột vào Danh sách blog sẽ vào được trang này. Khiêm tốn mà nói, trang mạng của chúng ta (có lẽ) tư liệu khá dồi dào. Hy vọng sẽ cùng các trang mạng của những người hâm mộ môn túc cầu làm phong phú thêm truyền thống của bóng đá VN.
Trân trọng!
Thành viên CLB CCTQĐ TpHCM chỉ nhấp chuột vào Danh sách blog sẽ vào được trang này. Khiêm tốn mà nói, trang mạng của chúng ta (có lẽ) tư liệu khá dồi dào. Hy vọng sẽ cùng các trang mạng của những người hâm mộ môn túc cầu làm phong phú thêm truyền thống của bóng đá VN.
Trân trọng!
Người 3 chân (ST: Thành Voi)
![]() |
Ông Lentini với cơ thể đặc biệt. |
Với Thượng đế, mọi tạo vật được sinh ra dù xấu hay tốt không có gì là vô ích. Vì tất cả được sinh ra trong chương trình và kế hoạch của ngài. Điều quan trọng, là chúng ta có sẵn sàng đón nhận những chương trình và kế hoạch của Thượng đế hay không mà thôi.
Đúc Chúa Trời đã cho phép xảy ra thì Ngài cũng có quyền xử dụng nó. Không có gì là xấu cả!
Chuyện lạ
Francesco Lentini là người đàn ông 3 chân cực nổi tiếng trong lịch sử. Lentini sinh ra tại đảo Sisile của Italy. Ông sinh năm 1889 trong một gia đình có 12 anh chị em. Một người anh em song sinh đã bám chặt vào xương sống của Lentini khiến cơ thể ông thừa ra một chân và một bộ phận sinh dục. Kỳ lạ là cẳng chân thừa đó còn có tới 2 bàn chân (tuy nhiên có 1 bàn chân chỉ có 1 ngón và không dùng được). Bên cạnh đó, chân của ông còn phát triển không đều, có chân dài, chân ngắn. Như vậy, cơ thể của Lentini có 3 chân, 4 bàn chân, 16 ngón chân, 2 bộ phận sinh dục. Quả là một người đàn ông có cơ thể vô cùng kỳ lạ.
Vết sẹo cằm và "chảo lửa" Thành Vinh (Duy Lễ)
Có phải pha bóng này? |
Năm đó QK4 đá với Cảng Hải Phòng. Gần hết 90', QK4 dẫn 1-0. Đội bạn ép liên tục, cố gỡ hòa.
Có quả sút vào góc xa cầu môn, trong vòng 5m50 tôi nhảy lên, 2 tay đã chạm bóng. Nhưng, (lại nhưng), bất thình lình tiền đạo Cảng từ xa, nhảy tới, gật mạnh đầu. Không chạm bóng mà đầu anh ta chạm mạnh vào hàm tôi. Choáng quá, tôi bất tỉnh không còn biết gì.
Chúng tôi đã đến Hungary (Minh "hề" TC-QK3)
![]() |
Trên bờ thành Dunor. |
Budapest chính là 2 thành phố Budor và Pest nằm dọc sông Dunor (Đa-nuýp tiếng Hung). Cảnh quan tuyệt với với những chiếc cầu bắc qua sông.
Ngoài thời gian luyện tập, thi đấu, anh em được thăm Thành cổ Budor, Bảo tàng QĐ rồi thăm khu hồ nghỉ mát Balaton. Lần đó còn được đến thăm cả Thành Eghe, cách xa Budapest 60km.
Đó là những tháng ngày tuyệt vời cả về học tập, tham quan du lịch và thi đấu. Xin tặng anh em vài hình ảnh ngày đó.
Thành Voi, Cao Cường - Xưa và Nay
Những pha bắt bóng xuất thần của bác Lễ
Tại cửa hàng bán đồ thể thao của CLB MU, Anh. |
Bác từng du lịch sang tận Anh - xứ sở bóng đá, đến thăm sân nhà Ostraford của đội MU và cái áo tím hay mặc mỗi sáng chủ nhật ra sân chính là hàng hiệu mua tại cửa hàng của MU.
Trận CAHN-CAHP 1970. Bắt gọn bóng nhưng vẫn không quên đưa gối lên sườn tiền đạo Vỹ (số 10). |
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
Phá kho thóc mới
"Từ sân Ostraford của MU, xin chào các bạn! Duy Lễ đây!". |
Thắm tình đồng đội. |
Bác Lễ từng là thủ môn Thể Công, QK4 và CAHN. Trưa nay, Đức Dũng đã "sắc mắc": nhà bác này như là thanh nam châm, hút hết chị em xinh đẹp đến với CAHN(!). Bọn tôi, Tuấn Sơn trẻ khỏe, đẹp giai mà không sơ múi được gì.
Bác Lễ rất văn nghệ, đàn giỏi, hát hay và sưu tầm đĩa than từ xưa. Bác chính là người dẫn Thắng "ngớ" vào nghề in băng, xuất đĩa. Nay đã 70 nhưng trong trận Lão tướng Thể Công đá với Cựu cầu thủ QĐ vẫn lăn xả, bay như vượn giữ khung thành.
Đức Dũng còn nhớ cả "tật" của bác: mỗi lần bóng đến có thể ôm gọn vào lòng nhưng bác Lễ cứ phải đứng lệch sang 1 bước rồi mới giơ 2 tay bắt bóng. Điệu đến thế là cùng!
Thay mặt BBT xin chân thành cảm ơn bác Lễ!
Chuyện vui
Cường và bác Lễ. |
Chủ nhật trước, các bác già kể lại, trận thi đấu giữa CAHN và PKKQ trên sân Hàng Đẫy đã xảy ra "kịch chiến" và cụ Phó tư lệnh quân chủng PKKQ đã ôm mũ cối, nhảy xuống sân ủng hộ đội nhà.
Hôm nay, Cường đã xác nhận: Hôm đó em được ông già cho đi xem trận này. Ngồi đây vẫn còn giữ nguyên cảm xúc trận đó. Cuối trận tận mắt thấy cụ lao cả xuống sận.
Vậy là bố vợ Trần Hiền "máu" phết, đam mê thể thao, nhất là bóng đá. Lính tráng có câu "Thủ trưởng nào phong trào ấy" chớ có sai!!!
Cường cũng là cầu thủ cứng của đội A75 và luôn dành ưu ái cho CLB CCTQĐ, mỗi lần đến nhà hàng được tặng 70 lít bia. Xin cảm ơn ông chủ quán!
Đội hình chính thức của CLB CCTQĐ TpHCM
Trưa nay, Chủ tịch Thành đã báo cáo Ban lãnh đạo CLB đội hình trẻ chính thức thi đấu. Mời các bác theo dõi và góp ý kiến!
CLB CCTQĐ tiếp bạn FC.VLC-Berlin
Sáng nay, anh Phan Đức Dũng - thành viên FC.VLC-Berlin - đã đến thăm văn phòng CLB CCTQĐ TpHCM. Anh được 2 bạn Thành Voi và Bá Hùng đã đón tiếp thịnh tình.
Trưa, ban lãnh đạo CLB mời cơm khách quý lại Gold-Malt. Bác cả Duy Lễ cao tuổi nhất, có thời gian "chiến đấu" ở CAHN với Đức Dũng. QK3 có anh Vân, anh Long; QK Thủ đô có Ngô Lê Bằng; Thể Công trẻ có Thành Voi, Linh "say".
Ăn theo khách có bác sĩ Tăng Lực (Bệnh viện TSN, ngay sát sân bóng QK7, rất tiện cho việc khám bệnh) và "phóng viên đểu" Trần Kiến Quốc - 2 bạn Trỗi của Đức Dũng từ 1965.
Anh em bóng đá gặp nhau với bao kỉ niệm 1 thời cháy bỏng. (Sẽ ghi chép và đăng tải dần trên trang mạng này).
Chú Cường, chủ nhà hàng, em vợ Trần Hiền k5, tuy bận họp nhưng cũng có mặt.
Xin mời xem phóng sự ảnh!
Trưa, ban lãnh đạo CLB mời cơm khách quý lại Gold-Malt. Bác cả Duy Lễ cao tuổi nhất, có thời gian "chiến đấu" ở CAHN với Đức Dũng. QK3 có anh Vân, anh Long; QK Thủ đô có Ngô Lê Bằng; Thể Công trẻ có Thành Voi, Linh "say".
Ăn theo khách có bác sĩ Tăng Lực (Bệnh viện TSN, ngay sát sân bóng QK7, rất tiện cho việc khám bệnh) và "phóng viên đểu" Trần Kiến Quốc - 2 bạn Trỗi của Đức Dũng từ 1965.
Anh em bóng đá gặp nhau với bao kỉ niệm 1 thời cháy bỏng. (Sẽ ghi chép và đăng tải dần trên trang mạng này).
Thành Voi, Bá Hùng tiếp khách. |
Những vị thực khách đến đầu tiên. |
Anh Lễ (người bị chị em săn nhiều nhất) từng chung màu áo với Dũng ở CAHN. |
Thêm Bằng và anh Long. |
Thêm Linh "say" (áo hồng) và Cường, chủ quán Gold-Malt, con trai Phó tư lệnh PKKQ (thứ 2 từ trái). |
Chia tay! Auf wiedesehn! |
Xin mời xem phóng sự ảnh!
"Chưa đi..." tiếp 2
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu
Tức giận vì thấy quá ngu
Mình ăn thì ít, thằng cu ăn nhiều
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)